Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

CÁC CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

CÁC CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động chung của cả xã hội được thực hiện thông qua các chủ thể khác nhau. Các chủ thể đỏ có thể là tồ chức hoặc cá nhân theo ừách nhiệm của mình có các hoạt động cụ thể nhằm không cho tội phạm xảy ra. Từ nội dung của hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng như từ các định hướng phòng ngừa tội phạm cơ bản được trình bày ờ mục trên có thể xác định được các chủ thể phòng ngừa tội phạm và nhóm thành các nhóm chủ thể phòng ngừa tội phạm khác nhau theo các tiêu chí khác nhau và sắp xếp theo một trật tự nhất định. Trong Giáo trình này, các chủ thể phòng ngừa tội phạm được sắp xếp theo trật tự bắt đầu từ các chủ thể có hoạt động trực tiếp và cụ thể nhất. Theo đó, chủ thể phòng ngừa tội phạm bao gồm:
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các hoạt động quản lí hành chính nhà nước ữong các lĩnh vực cùa đòi sống xã hội nhằm không làm phát sinh vi phạm và tội phạm. Trong đó, phải kể đến trước hết là lực lượng công an nhân dân bao gồm lực lượng an ninh nhân dân và lực lượng cảnh sát nhân dân. Theo Luật công an nhân dân, lực lượng công an nhân dân không chỉ có trách nhiệm tham gia quản lí các lĩnh vực khác nhau đề đảm bảo an ninh cũng như trật tự, an toàn xã hội mà còn có nhiệm vu phòng ngừa, phát hiện, ngàn chặn, đâu tranh chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (bao gồm cả an nính chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh vãn hoá - tư tưởng, an ninh thông tin) cũng như các tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội (như trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, an toàn vũ khí, vật liệu nổ, an toàn trong phòng cháy, chữa cháy v.v..), Như vậy, lực lượng công an nhân dân có vai trò rất đặc biệt trong phòng ngừa tội phạm: Quản lí để phòng ngừa và đấu tranh chống vi phạm cũng như tội phạm để phòng ngừa. Bên cạnh lực lượng công an nhân dân còn có các lực lượng khác cũng trực tiếp tham gia các hoạt động tương tự như lực lượng kiểm lâm, bộ đội biên phòng, quản lí thị trường V.V..

- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong đấu tranh chống tội phạm. Đây là các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phòng ngừa tội phạm thông qua hoạt động đấu tranh chống tội phạm của mình. Đó là hoạt động điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Qua hoạt động này các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự góp phần ngăn chặn người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, “răn đe” người khác không thực hiện tội phạm cũng như góp phần phát hiện các “kẽ hở” là nguyên nhân của tội phạm để có biện pháp phòng ngừa. Với trách nhiệm như vậy các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là chủ thể phòng ngừa tội phạm. 


Đọc thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét