Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TỪ PHÍA TRÁCH NHIỆM NẠN NHÂN VÀ CÔNG DÂN NÓI CHUNG (Phần 1)


PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TỪ PHÍA TRÁCH NHIỆM (Phần 1)

Trong các “Tình huống tiêu cực” có hai loại tình huống tương đối đặc biệt vì liên quan tới nạn nhân và liên quan tới công dân nói chung.
Nạn nhân trong tội phạm học được hiểu: “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tố chức đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thân, tình cảm, tài sản hoặc các quyển và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra.Nạn nhân có thể liên quan đến nguyên nhân của tội phạm thông qua những xử sự cụ thể của cá nhân hoặc xử sự của các thành viên thuộc tổ chức. Những xử sự đó có thể là trái pháp luật hoặc không trái pháp luật. Nhưng các xử sự đó đều có cùng tính chất là góp phần vào nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Những xử sự đó có thể là- mất cảnh giác, thờ ơ hoặc thiếu trách nhiệm v.v. trong việc bảo vệ đối tượng bảo vệ cùa luật hình sự hoặc có thể là xử sự khác có tác động thúc đẩy, “khuyến khích” sự hình thành ý định phạm tội cũng như thực hiện ý định phạm tội đó ở người khác.
Phản ứng của công dân đối với hành vi phạm tội cũng như đối với hành vi vi phạm pháp luật và thái độ của họ đối với người có hành vi phạm tội hay hành vi vi phạm có ảnh hưởng nhất định đến tâm lí người phạm tội. Sẽ là áp lực tâm lí rất lớn có tác dụng kìm chế ý định phạm tội khi tất cả có thái độ sẵn sàng ngăn chặn tội phạm cũng như phát hiện tội phạm. Trái lại, tình trạng thờ ơ, thậm chí né tránh của số đông công dân trước hành vi phạm tội hiện nay đang “đỏng góp” phần không nhỏ vào việc làm “dễ dàng” việc phạm tội.
Như vậy, ở định hướng thứ tư, các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đề ra nhàm:
Khắc phục tình trạng “vô tình tạo điều kiện” cho việc phạm tội của người khác đối với chính mình;
- Tăng cường các biện pháp “làm khó” hom cho việc thực hiện tội phạm để tự bảo vệ trước các hành vi phạm tội
Giáo dục ý thức trách nhiệm trong đâu tranh với tội phạm (cũng như vi phạm) cho tất cả công dân.
Tóm lại, phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân, thực hiện tổng thể các biện pháp gắn liền với các nhóm nguyên nhân của tội phạm đệ kiểm soát, hạn chế tác dụng và để loại trừ dần những nhóm nguyên nhân này. Chống tội phạm là một trong những hoạt động cần thiết đó nhưng không phải là biện pháp phòng ngừa tội phạm có tính ưu tiên vì không phải là biện pháp phòng ngừa tội phạm hữu hiệu nhất.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều:  trắc nghiệm tâm lý tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét