Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM

NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM

Nguyên nhân của tội phạm là nội dung cốt lõi của tội phạm học. Ngay từ thời cổ đại, các học giả đã đặt ra câu hỏi lớn: Tại sao con người lại phạm tội? Lí đô gì đã thúc đẩy con người phạm tội hay nguyên nhân của tội phạm' là gì. Cho đến khi tội phạm học được hình thành và phát triển, câu hỏi này vẫn tồn tại và luôn là vẩn đề “nóng hổi” được đặt ra cho các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu.
Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đóng vai trò quan trọng ừong tội phạm học, Sau khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu ván đề nguyên nhân của tội phạm để từ đó mói có thệ xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát họp với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ra trong xẩ hội. Việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm không thể chỉ dựa ừên tình hình tội phạm mà phải gắn kết với nguyên nhân của tội phạm. Trên cơ sở đó, các biện pháp phòng ngừa mói có thể giải quyết tận gốc, ừiệt để nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó, ảnh hưởng tói hiệu quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế.
Tội phạm là hiện tượng cỏ tính chất cá nhân và xẫ hội. Do đó khi tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu cà nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động của nguyên nhân xẫ hội tới cá nhân dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch ỉạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phát sinh tội phạm.
 Bên cạnh đó cũng cân tìm hiểu cả tình huống cụ thể bởi vì trong một số trường hợp, tình huống đỏng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, không nên chi phân tích cảc nguyên nhân bên ngoài như nguyên nhân thuộc về kinh tế xã hội; nguyên nhân thuộc về văn hoá, tư tưởng; nguyên nhân thuộc về tổ chức, quản lí xã hội... mà không chú trọng vấn đề nguyên nhân từ phía người phạm tội (yếu tố sinh học, tâm lí của người phạm tội) cũng như sự tác động của nguyên nhân từ bên ngoài đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía người phạm tội với những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lí riêng biệt cũng như quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của họ do chịu sự tác động của môi trường sống. Hơn nữa, các nguyên nhân phát sinh tội phạm không có vị trí tương đương nhau. Ở vụ án cụ thể, nguyên nhân nào đó có thể giữ vai trò quyết định, còn các nguyên nhân khác chỉ là hỗ ừợ, thúc đẩy cho việc thực hiện tội phạm nhưng ở vụ án khác, các nguyên nhân này có thể hoán vị cho nhau và một hoặc một số nguyên nhân khác lại giữ vai trò quyết định trong việc phát sinh tội phạm.
Xem: John Howard Society of Canada, nguồn: http://www.johnhoward.ca, Canadian Council on Social Developmcnt.
Do đó, nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động qua lại giữa các nguyên nhân. Người nghiên cứu cần có cải nhìn toàn diện khi đánh giá về nguyên nhân phát sinh tội phạm, tránh kiểu áp đặt ý chí chủ quan, không dựa trên cơ sở nghiên cứu khách quan. Bên cạnh việc xác định những yếu tố được coĩ là nguyên nhân của tội phạm, cũng cần làm rõ cơ chế tác động cùa chúng làm phát sinh tội phạm.

Để làm rõ nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp: thổng kê, nghiên cứu mẫu và nghiên cứu thực nghiệm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, người nghiến cứu thường đưa ra giả tnúyểt và sau đó phải có số liệu cụ thể để minh chứng cho giả thuyết đó. Chỉ như vậy thì giả thuyễt mới trở thành nhận định có độ tin cậy, thuyết phục. Ví dụ: Với giả thuyết cho rằng nguyên nhân củấ tội phạm là do người phạm tội quấ'nghèo, thất nghiệp nên họ phải phạm tội để tồn tại thi người nghiên cứu phải chỉ ra được trong tổng sổ tội phạm đã nghiên'cứá, số vụ phạm tội thuộc trường họp nối trên chiêm tỉ lệ % đáng kể. Nếu nhận định về nguyên nhân của tội phạm mà không có 'Số liệu niĩhh chứng kèm theo thì đó chỉ lằ nhận định mang tính chủ quan của người nghiên cứu, không đáng tin cậy và nhận định này không thể là cơ;sở để dựa vào đỏ xây dựng biện pháp phòng ngừa tộỉ phạm sát họp. cần chú ý là khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội‘ phạm, việc chọn mẫu nghiên cứu phải là ngẫu nhiên,'diện rộng thì sự phản ánh hiện thực khách quàn mới đảm bảo chính xác. Khi đưa ví dụ cụ thể để minh hoạ, cần chọn từ những mẫu ngẫu nhiên một số vụ việc có tính chất điển hình để làm rõ nhận định của người nghiên cứu là chân thực, tin cậy.

Đọc thêm tại:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét