Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 3)

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

Để hiểu rõ hơn khái niệm nhân thân người phạm tội cần phải phân biệt khái niệm này với khái niệm chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm là khái niệm pháp lí hình sự, là một trong những yếu tố của cấu thành tội phạm. Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trái pháp luật hình sự của mình.
Khái niệm nhân thân người phạm tội bao gồm tất cả các dấu hiệu mà luật hình sự quy định về chủ thể của tội phạm nói chung là tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự và cả dấu hiệu của chủ thể đặc biệt như quốc tịch, giới tính, chức vụ, v.v. Tuy nhiên, trong khái niệm nhân thân người phạm tội thì những dấu hiệu này được thể hiện riêng hơn, chi tiết hơn. Ví dụ: Dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ đề cập các dấu hiệu lí trí và ý chí là cơ sở để xác định năng lực trách nhiệm hình sự và lỗi; còn đặc điểm nhân thân người phạm tội bao gồm không chỉ dấu hiệu lí trí, ý chí mà còn gồm cả nhu cầu, sở thích, thói quen, tình cảm và đạo đức.
Ngoài ra, khái niệm nhân thân người phạm tội còn có nhiều dấu hiệu, đặc điểm mà không thuộc dấu hiệu pháp lí của chủ thể tội phạm. Vi dụ: thái độ của người phạm tội đối với xã hội, đối với chính bản thân mình hoặc năng khiếu, tính cách, thói quen và sở thích riêng của người phạm tội.
Như vậy, toàn bộ các dấu hiệu pháp lí thuộc chủ thể của tội phạm là bộ phận không tách rời của khái niệm nhân thân người phạm tội nhưng khái niệm nhân thân người phạm tội có nội dung rộng hon khái niệm chủ thể của tội phạm.
Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học cũng khác với khái niệm nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự. Nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội, cỏ ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm riêng biệt này có thể thuộc ba hhóm cơ bản sẩu:
Các đặc điểm về nhân thân được quy định là dấu hiệu định tội như đặc điểm và quốc tịch (Điềụ 78 BLHS); đặc điểrn. về quan hệ gia đình (Điều Ị.50 BLHS); v.v., đặc điểm về nhân thân đưqrc quy định là dấu hiệụ định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ như tái phạm nguy hiểm (điểm C khoản 2 Điều 138 BLHS),phạm tội nhiều lần (điểm a khoản 2 ĐĨCP 116 BLH)
Các đặc điểm yềvnhân thân được quỵ định .là tình tiết tăng nặng họặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn,để phạm tội, phạm tội có tính chất côn đồ (điểm b, điểm c, điểm d, khoản 1 Điều 48 BLHS); phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, phạm tội do lạc hậu, người phạm tội là phụ nữ có thai, người phạm tội là người già (điểm h, điểm k, điểm 1, điểm m, khoản 1 Điều 46 BLHS); v.v

Xem Trường Đại học Luật Hà Nội luật hình sự ViệtNam, Nxb. CANĐ, Hà Nội 2000, tr. 97.

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét