Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÃ HỘI CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÃ HỘI CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

Xung quanh vấn đề về mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và sinh học của nhân thân người phạm tội cũng như về câu hỏi đặc điểm nào quyết định việc thực hiện hành vi phạm tội còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm của trường phái tội phạm học thực chứng Italia cho ràng đặc điểm sinh học quyết định mọi tính chất, nội dung của con người. Họ xây dựng lí thuyết về người phạm tội bẩm sinh hoặc thể ưạng phạm tội. Đại diện của trường phái này là giáo sư tâm thần học Cesare Lombroso (1835 - 1909). Trong tác phẩm “Người phạm tội”, ông đã lập bảng kí hiệu “phạm tội bẩm sinh” mà dựa vào bảng này có thể xác định những đứa trẻ mơi sinh nào lớn lên sẽ phạm tội. Điều đó có nghĩa những hành vi phạm tội là biểu hiện của những thuộc tính sinh học, phản ánh căn nguyên “động vật” ữong bản chất con người.
Các nhà tội phạm học đã bác bỏ quan điểm của trường phái tội phạm học thực chứng Italia. Họ chỉ ra rằng thực tế không có sự khác nhau nào có ý nghĩa về sinh học, kiểu cơ thể, sinh lí giữa người phạm tội với người tuân theo chuẩn mực xã hội. Không có gen di truyền về những đặc điểm của nhân cách mà chúng thúc đẩy hoặc cản ưở việc thực hiện hành vi phạm tội. Nguyên nhân sinh ra tội phạm đều được biểu hiện ữong từng con người phạm tội cụ thề. Con người không chỉ là thực thể tự nhiên mà còn là thực thể xã hội. Trong mỗi con người, quá trình xã hội hoá do tính tích cực và khả năng cảm nhận môi trường của người đó trở thành thuộc tính cá nhân. Còn tỉnh sinh vật chỉ là điều kiện vật chất để phát triển bản chất xã hội của con người đó mà thôi. Không thể giải thích nguyên nhân của tội phạm thuần túy dựa vào tính sinh học hoặc tính di truyền của con người. Chúng ta tuy không công nhận tính sinh học trong người phạm tội có tính quyết định đến việc thực hiện hành vi phạm tội nhưng chúng ta không được bỏ qua mà phải nghiên cứu nó để xác định quá trình hình thành con người phạm tội và điều kiện thúc đẩy người đó thực hiện tội phạm..
Con người sẽ như thế nào trong tưcmg lai, trung thực hay dôi trá, tốt hay độc ác, chăm hay lười, lạc quan hay bi quan đều không phải được xác định ngay khi mới được sinh ra. Tất cả những thuộc tính đó được hình thành dần dưới những tác động của môi trường bên ngoài trước tiên là gia đình sau lằ nhà trường và những môi trường xã hội. Nhân thân người phạm tội là tấm gương phản chiếu tất cà những yếu tố tiều cực ở từng môi trường xã hội mà người đó đã tỉếp thu, lĩnh hội vàữở thành thuộc tính cơ bản ừong nhân cách, các đặc điểm xã hội.
Tóm lại, sự không hoàn thiện về thể chất và tinh thần dẫn đến sự phát triển không đúng của nhân cách. Nổkhông xác định nội dung xã hội của nhân thân và không sản sinh ra hành vi phạm tội cũng như cách xử sự tốt cua người đó. Nhân cách cỏ thể thay đổi, không có những người phạm tội mà không thể giáo dục cải tạo được và cũng không có những ngưòi bẩm sinh có tính phạm tội.

Đọc thêm tại:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét