Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM (Phần 1)

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM (Phần 1)

Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm cho chúng ta “bức nanh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra. “Bức tranh” toàn cảnh này không chỉ thê hiện đặc điêm định lượng (tổng số tội phạm cũng như tong số người phạm tội - con số phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra) mà còn thể hiện cả đặc điểm định tính (các cơ cấu bên trong của tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu này phản ánh tính chất nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra). “Bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra không chỉ thể hiện tình trạng tĩnh của các tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn định về số lượng cũng như về tính chất) của tình ứạng này.
“Bức tranh” này, bản thân nó là sự cảnh báo cho xã hội về khía cạnh của tình hĩnh xã hội. Để có được “bức tranh” như vậy đòi hỏi việc nghiên cứu tình hình tội phạm phải thực hiện các nội dung nghiên cứu cu thể và cằn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù họp với các nội dung nghiên cứu cụ thể đó.
Nghiên cứu tình hình tội phạm không chi dừng lại ở mô tả “bức tranh tội phạm” mà đòi hỏi còn phải phân tích “bức tranh”, so sánh các “bức tranh” với nhau để qua đó có được sự đánh giá đầy đủ và toàn diện tính nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra - nghiêm trọng về mức độ cũng như nghiêm ừọng về tính chất. Ở đây đòi hỏi việc nghiên cứu phải sừ dụng đến phương pháp phân tích, so sánh để đánh giá.
Mô tả và phân tích “bức ừanh tội phạm” ừong nghiên cứu tình hình tội phạm không phải chỉ để “biết” những gì đã xảy ra mà quan trọng hơn là để giải thích, phát hiện nguyên nhân của những gì đã biết, để đự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới và qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Nghiên cửu tình hình tội phạm với mục đích như trên là dạng nghiên cứu mô tả trong nghiên cứu thực nghiệm. Đó là quá trình gồm hai bước:
- Bước thu thập dữ liệu thực tiễn phản ánh nội dung định lượng và nội dung định tính của thực ừạng và diễn biến của tội phạm trong đơn vị không gian và thời gian xác đinh. Đó là dữ liệu về số lượng tội phạm và người phạm tội, dữ liệu về các cơ cấu của tội phạm mà qua đó phản ánh được tính chất của tội phạm trong thời gian tổng thể và ữong từng năm. Bước này đòi hòi phải có phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tế.
Bước xử lí các dữ liệu đã thu thập được để kiểm chứng các giả thuyết mô tả tình hình tội phạm và đi đến các nhận định về thực trạng và diễn biến của tội phạm được nghiên cứu. Bước này đòi hỏi phài có phương pháp tổ chức chứng minh luận điểm khoa học.

Về bước thứ nhất: Đây là bước quan trọng, tạo cơ sở cho bước thứ hai. Trong bước thu thập dữ liệu này, với các đòi hỏi của yêu cầu mô tả thi các phương pháp tiếp cận cần phải được lựa chọn là: tiếp cận định lượng; tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý học tội phạm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét