Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 2)

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 2)

2. Nhóm đặc điểm tâm lí
Thuộc về nhóm đặc điểm tâm lí của người phạm tội thường được kể đến là những đặc điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội.
Mặt bên trong của nhân thân người phạm tội được thể hiện ở những quan điểm, quan niệm, thái độ đối với giá trị xã hội khác nhau như thái độ đối với nghĩa vụ công dân, đối với Tổ quốc, đối với lao động, đối với học tập, đối với tài sản, đối với gia đình, đổi với bạn bè, người thân, những người xung quanh và đối với chính bản thân. Các quan niệm về tình bạn, lòng đũng cảm, lòng thủy chung, sự trung thành, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác... Khi một người định hướng đối với giá trị nào đó cho là chủ yếu thì chúng ta eó thể đánh giá được khuynh hướng phát triển của nhân cách. Những đặc điểm tâm lí này được xác định bởi những nhu cầu, hửng thú, sở thích đối với những loại hoạt động chủ yếu của con người.
Gắn với mỗi loại hành vi phạm tội có thể có nhóm đặc điểm tâm lí nhất định. Ví dụ: Đối với người phạm tội có tính vụ lợi có thể nêu ra ở đây các đặc điêm như thái độ lao động lười nhác- nhu cầu vật chất không chính đáng; tu tưởng ích kỉ làm ít hưởng nhiều; tư tưởng làm giàu không chính đáng, thích tích lũy tiền của và báu vật, dùng tiền để đáp ứng nhu cầu không chính đang (ma túy, mại dâm, cờ bạc)... Nghiên cứu nhu cầu, sở thích và biện pháp đáp ứng nhu cầu của những người phạm tội cho thấy phần đông người phạm tội là do ngộ nhận, đề cao nhu cầu vật chất, có sở thích, thói quen xấu và cách thức đáp ứng nhu cầu bất hợp pháp kể cà việc phạm tội.
Ở đây, cũng cần đề cập ý thức pháp luật của người phạm tội. Thực tế cho thấy những ai có ý thức pháp luật tốt thi có thói quen xử sự tuân theo pháp luật. Trái lại, ở những người phạm tội thường có ý thức pháp luật kém, họ hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có thái độ tiêu cực đối với các chuẩn mực pháp luật, thở ơ với sự trừng phạt, không sợ bị trùng phạt vì cho rằng hành vi phạm tội khó bị phát hiện hoặc có sự bao che v.v.. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy một bộ phận người phạm tội khi bị kết án có tâm lí phủ nhận lỗi của mình và tìm cớ cho rằng phạm tội là bắt buộc.

Trình độ học vấn và sự phát triển của trí tuệ có ảnh hưởng đén nhu cầu và lợi ích, đến cách sử dụng thời gian và cách xử sự của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nghiên cứu dấu hiệu này cho thấy trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chung thấp hơn so với những người không phạm tội ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, những người phạm tội ở các loại tội phạm khác nhau thì có trình độ học vấn cũng khác nhau. Chẳng hạn những người phạm tội tham nhũng có trình độ học vấn cao hơn những người phạm tội khác.

Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 1)

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 1)

1. Nhóm đặc điềm sinh học                                                  
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác. Với các dấu hiệu này không thể khám phá những cơ chế của hành vi phạm tội, không phân biệt người phạm tội với những người không phạm tội. Các dấu hiệu này chỉ thể hiện mức trội lên về thống kê của loại người nhất định trong những người phạm tội. Những sổ liệu về các đặc điểm sinh học tuy chưa đủ để giải thích sự phạm tội của họ nhưng do các đặc điểm này có mối quan hệ qua lại với những điều kiện hình thành nhân cách con người, với những nhu cầu và lợi ích, vị trí xã hội và những mối quan hệ giao tiếp của người đổ trong xâ hội nên nó cung cấp cho chúng ta những thông tín mang tính chất tội phạm học rất quan trọng.
Xác định giới tính người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm theo từng giới. Theo sặ liệu thống kê hình sự ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế nữ giới phạm tội ít hơn nam giới. Ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005, theo thống kê thì số bị cáo là nữ bị xét xử sơ thẩm chỉ chiếm tỉ lệ 8,8% trong tổng số người bị đưa ra xét xừ.0) Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tỉ lệ này có xu hướng tăng lên và các tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng hơn. Giải thích sự thay đổi của tội phạm do nữ giới thực hiện không chỉ đơn thuần dựa vào yếu tố sinh học.
Bởi vì các yếu tố sinh học của con người nói chung và của nữ giới nói riêng về cơ bản là ổn định, ít thay đổi, trong khi đó tội phạm nói chung và tội phạm do nữ giới thực hiện luôn biến động theo xu hướng tăng. Sự thay đổi này là do có sự thay đổi vị trí, vai trò của nữ giới trong gia đình và xã hội đặc biệt là nữ giới được giải phóng khỏi công việc gia đình, ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và công việc xã hội khác trong khi sự kiểm soát xã hội lại có xu hướng giảm v.v..
Xác định độ tuổi của người phạm tội cho chúng ta thấy tính chât, mức độ, đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi, ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm. Thống kê từ năm 2001 đến năm 2005 cho thấy tội phạm do người có độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ 5,4%; người phạm tội từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ 37,5% và người phạm tội từ 30 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 57,1% trong tổng số người bị đưa ra xét xử.Đối với lứa tuổi khác nhau thì cơ cấu tội phạm được thực hiện cũng khác nhau.
Chẳng hạn, người chưa thành niên (từ 14 - 18 tuổi) thực hiện nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản, còn các tội nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm chiếm tỉ lệ không cao. Thanh niên (từ 18 - 30 tuồi) thực hiện hầu hết các tội phạm nhưng chủ yếu là các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của con người; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Còn những người từ 30 tuổi trở lên thực hiện phổ biến các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế và các tội phạm về chức vụ. Sự khác nhau trong cơ cấu tội phạm do những người phạm tội có độ tuổi khác nhau trong chừng mực nhất định có liên quan đến việc xã hội hoá cá nhân, vị trí xã hội đặc trưng ở mỗi giai đoạn phát triển của nhân thân.

(1) Tính theo nguồn Phòng tổng hợp TANDTC.

Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÃ HỘI CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÃ HỘI CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

Xung quanh vấn đề về mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và sinh học của nhân thân người phạm tội cũng như về câu hỏi đặc điểm nào quyết định việc thực hiện hành vi phạm tội còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm của trường phái tội phạm học thực chứng Italia cho ràng đặc điểm sinh học quyết định mọi tính chất, nội dung của con người. Họ xây dựng lí thuyết về người phạm tội bẩm sinh hoặc thể ưạng phạm tội. Đại diện của trường phái này là giáo sư tâm thần học Cesare Lombroso (1835 - 1909). Trong tác phẩm “Người phạm tội”, ông đã lập bảng kí hiệu “phạm tội bẩm sinh” mà dựa vào bảng này có thể xác định những đứa trẻ mơi sinh nào lớn lên sẽ phạm tội. Điều đó có nghĩa những hành vi phạm tội là biểu hiện của những thuộc tính sinh học, phản ánh căn nguyên “động vật” ữong bản chất con người.
Các nhà tội phạm học đã bác bỏ quan điểm của trường phái tội phạm học thực chứng Italia. Họ chỉ ra rằng thực tế không có sự khác nhau nào có ý nghĩa về sinh học, kiểu cơ thể, sinh lí giữa người phạm tội với người tuân theo chuẩn mực xã hội. Không có gen di truyền về những đặc điểm của nhân cách mà chúng thúc đẩy hoặc cản ưở việc thực hiện hành vi phạm tội. Nguyên nhân sinh ra tội phạm đều được biểu hiện ữong từng con người phạm tội cụ thề. Con người không chỉ là thực thể tự nhiên mà còn là thực thể xã hội. Trong mỗi con người, quá trình xã hội hoá do tính tích cực và khả năng cảm nhận môi trường của người đó trở thành thuộc tính cá nhân. Còn tỉnh sinh vật chỉ là điều kiện vật chất để phát triển bản chất xã hội của con người đó mà thôi. Không thể giải thích nguyên nhân của tội phạm thuần túy dựa vào tính sinh học hoặc tính di truyền của con người. Chúng ta tuy không công nhận tính sinh học trong người phạm tội có tính quyết định đến việc thực hiện hành vi phạm tội nhưng chúng ta không được bỏ qua mà phải nghiên cứu nó để xác định quá trình hình thành con người phạm tội và điều kiện thúc đẩy người đó thực hiện tội phạm..
Con người sẽ như thế nào trong tưcmg lai, trung thực hay dôi trá, tốt hay độc ác, chăm hay lười, lạc quan hay bi quan đều không phải được xác định ngay khi mới được sinh ra. Tất cả những thuộc tính đó được hình thành dần dưới những tác động của môi trường bên ngoài trước tiên là gia đình sau lằ nhà trường và những môi trường xã hội. Nhân thân người phạm tội là tấm gương phản chiếu tất cà những yếu tố tiều cực ở từng môi trường xã hội mà người đó đã tỉếp thu, lĩnh hội vàữở thành thuộc tính cơ bản ừong nhân cách, các đặc điểm xã hội.
Tóm lại, sự không hoàn thiện về thể chất và tinh thần dẫn đến sự phát triển không đúng của nhân cách. Nổkhông xác định nội dung xã hội của nhân thân và không sản sinh ra hành vi phạm tội cũng như cách xử sự tốt cua người đó. Nhân cách cỏ thể thay đổi, không có những người phạm tội mà không thể giáo dục cải tạo được và cũng không có những ngưòi bẩm sinh có tính phạm tội.
Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 3)

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học


Để hiểu rõ hơn khái niệm nhân thân người phạm tội cần phải phân biệt khái niệm này với khái niệm chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm là khái niệm pháp lí hình sự, là một trong những yếu tố của cấu thành tội phạm. Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trái pháp luật hình sự của mình.
Khái niệm nhân thân người phạm tội bao gồm tất cả các dấu hiệu mà luật hình sự quy định về chủ thể của tội phạm nói chung là tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự và cả dấu hiệu của chủ thể đặc biệt như quốc tịch, giới tính, chức vụ, v.v. Tuy nhiên, trong khái niệm nhân thân người phạm tội thì những dấu hiệu này được thể hiện riêng hơn, chi tiết hơn. Ví dụ: Dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ đề cập các dấu hiệu lí trí và ý chí là cơ sở để xác định năng lực trách nhiệm hình sự và lỗi; còn đặc điểm nhân thân người phạm tội bao gồm không chỉ dấu hiệu lí trí, ý chí mà còn gồm cả nhu cầu, sở thích, thói quen, tình cảm và đạo đức.
Ngoài ra, khái niệm nhân thân người phạm tội còn có nhiều dấu hiệu, đặc điểm mà không thuộc dấu hiệu pháp lí của chủ thể tội phạm. Vi dụ: thái độ của người phạm tội đối với xã hội, đối với chính bản thân mình hoặc năng khiếu, tính cách, thói quen và sở thích riêng của người phạm tội.
Như vậy, toàn bộ các dấu hiệu pháp lí thuộc chủ thể của tội phạm là bộ phận không tách rời của khái niệm nhân thân người phạm tội nhưng khái niệm nhân thân người phạm tội có nội dung rộng hon khái niệm chủ thể của tội phạm.
Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học cũng khác với khái niệm nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự. Nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội, cỏ ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm riêng biệt này có thể thuộc ba hhóm cơ bản sẩu:
Các đặc điểm về nhân thân được quy định là dấu hiệu định tội như đặc điểm và quốc tịch (Điềụ 78 BLHS); đặc điểrn. về quan hệ gia đình (Điều Ị.50 BLHS); v.v., đặc điểm về nhân thân đưqrc quy định là dấu hiệụ định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ như tái phạm nguy hiểm (điểm C khoản 2 Điều 138 BLHS),phạm tội nhiều lần (điểm a khoản 2 ĐĨCP 116 BLH)
Các đặc điểm yềvnhân thân được quỵ định .là tình tiết tăng nặng họặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn,để phạm tội, phạm tội có tính chất côn đồ (điểm b, điểm c, điểm d, khoản 1 Điều 48 BLHS); phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, phạm tội do lạc hậu, người phạm tội là phụ nữ có thai, người phạm tội là người già (điểm h, điểm k, điểm 1, điểm m, khoản 1 Điều 46 BLHS); v.v

Xem Trường Đại học Luật Hà Nội luật hình sự ViệtNam, Nxb. CANĐ, Hà Nội 2000, tr. 97.
Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 2)

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 2)

Khái niệm nhân thân con người là khái niệm bao trùm tất cả các đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của cá nhân. Nhân thân con người là tổng hợp các đặc điểm thuộc 3 nhóm sau:
- Các đặc điểm sinh học, bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác.
- Các đặc điểm tầm lí, bao gồm tác đặc điểm tâm lí của cá nhân thuộc về nhân cách. Đó là các thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ờ bản sắc và giá trị xã hội của ngưòi ấy, như xu hướng, năng lực, tính cách.(1) Thuộc về xu hướng có thể là các đặc
(1). Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm li học đại cương,Nxb CAND, Hà Nội, 2009, tr. 179.
Đỉểm về nhu cầu, thiên hướng, lí tưởng hoặc thế giới quan. Thuộc về năng lực là những đặc điểm về nàng lực chung hay năng lực riêng hay những đặc điểm về mức độ biểu hiện năng lực ở tư chất, thiên hướng hay năng khiếu. Thuộc về tính cách là những đặc điểm về hệ thống thái độ của cá nhân đối với xã hội, tập thể, đối với lao động, đối với mọi người, đối vói bản thân và những đặc điểm về hệ thống hành vi, cử chỉ của cá nhân. Thuộc về khí chất có thể là những đặc điểm như khí chất hăng hái, bình thản, nóng nảy hay ưu tư. Khí chất được coi là thuộc tính tâm lí gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tương đối bền vững cùa cá nhân.
Các đặc điểm xã hội, bao gồm các đặc điểm phản ánh vị trí vai trò xã hội của cá nhân cũng như các đặc điểm phản ánh quá trình xã hội hoá của cá nhân. Đó là các đặc điểm về gia đình mà cá nhân xuất thân, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh gia đình của cá nhân, đặc điểm về việc làm, nghề nghiệp, địa vị xã hội... Các đặc điêm về quá trình xẩ hội hoá cá nhân như đặc điểm về giáo dục gia đình, đặc điểm về quá trình học tập trong trường học và trong đào tạo nghề hoặc trong đào tạo khác, đặc điểm về bạn bè cùng trang lứa, đồng nghiệp...
Đối tượng nghiên cứu cửa tội phạm học là con người phạm tội chứ không phải ìậ con người nói chung. Người phạm tội ià người đã thực hiện hành ýi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm. Thời gian một người bị coi là người có tội được tính từ khi toà án tuyên án cho đến khi xoá án tích. Tội phạm là kết quả của sự tác động qua lại rất phức tạp của nhiều yếu tố trong đó các đặc điểm của nhân thân đóng vai trò quan trọng. Các đặc điểm về nhân thân người phạm tội là kết quả của những điều kiện sống nhất định, của sự giáo dục, của những mối quan hệ và sự ảnh hưởng qua lại giữa môi trường xã hội và người phạm tội.
Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học đại cương,Nxb CAND Hà NỘI 2007 tr. 1821196.

Tóm lại, nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm lí và xã hội của người phạm tội và các đặc điểm này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài đã dẫn đến con người đó thực hiện hành vi phạm tội.


    Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

    Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

    KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 1)

    KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 1)


     Xét về mặt ngôn ngữ, khái niệm nhân thân người phạm tội được hình thành từ khái niệm “nhân thân” vầ khái niệm “người phạm tội”. Như vậy, khái niệm nhân thân người phạm tội được hiểu là‘nhân thân người có lỗi ữong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm. Do vậy, khi nghiên cứu khái niệm nhân thân người phạm tội cần phải bắt đầu từ khái niệm nhân thân con người.
    Bản chất cùa con người bao gồm những nội dung về sinh học, tâm lí và xã hội. Con người muốn tồn tại đòi hỏi phải có quá trình hoạt động để phục vụ cho cuộc sống bản thân như ăn, uống, nghi ngoi... Đồng thời ừong bất kỳ xã hội nào, con người không bao giờ sông tách rời, riêng biệt mà bao giờ cũng có quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt khác. Con người luôn luôn tồn tại ữong những mối quan hệ kinh tế, chính trị, tư tường, pháp luật, giảo dục, văn hoá và các mối quan hệ khác.
    Con người không chỉ có quan hệ với những người đương thời mà còn có quan hệ với Các thế hệ trước biểu hiện là thê hệ sau đã kế thừa một lực lượng sâri xũẩt vá di sản văn hoá mà các thê hệ trước tích lũy được. Hay nói cách khác lịch sử phát triển của từng cá nhân không thể tách ròi lịch sử của những người đương thời và lịch sử của bậc tiền bối. Như vậy, đời. sống sinh hoạt, kinh nghiệm sống của cá. nhân được quy định bởi nội dung của các quan hệ xã hội cụ thể hình thành trong gia đình; môi trường bạn bè ừong tập thể lao động haý học tập.Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân con người. Trong quá trình đánh giá nhân thân con người cần phải chú ý đến đặc điểm sinh học và tâm lí. Con người cũng là sản phẩm của xã hội cho nên khi đánh giá con người không được bỏ qua những hiện tượng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của nhân thân.

    Các quan hệ xã hội và các đặc điểm sinh học, tâm lí luôn luôn gắn liên với nhau và tác động qua lại. Con người khi sinh ra là cơ thể sinh vật, trong quá trình sống, khi tham gia vào hoạt động thực tiễn của xã hội, con người đã trở thành cá nhân mang nhân cách nhất định. Xử sự của con người ừong xã hội là biểu hiện của sự nhận thức xã hội chứ không phải do tác động cùa bản năng sinh vật. Do vậy, trong khi nghiên cứu nhân thân con người, chúng ta cân tránh quan điêm tâm lí hoá khái niệm nhân thân cho rằng nhân thân là tổng hợp các đặc điểm tâm lí và không có liên quan gì đến địa vị, chức năng và vai trò xã hội. Ngược lại, chúng ta cũng không được tuyệt đổi hoá chức năng và vai trò xã hội mà bỏ qua các đặc điểm sinh học, tâm lí của con người.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    NGHIÊN CỨU NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG TỘI PHẠM HỌC

    NGHIÊN CỨU NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG TỘI PHẠM HỌC


    Nghiên cứu người phạm tội với các đặc điểm thuộc về họ cũng được gọi là nghiên cứu nhân thân người phạm tội.
    Nhân thân người phạm tội là vấn đề quan trọng được nhiều ngành khoa học nghiên cứu như tội phạm học, khoa học luật hình sự, tâm lí học tư pháp, tâm thần học... Tuy cùng nghiên cứu về nhân thân người phạm tội nhưng mỗi ngành khoa học lại có mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu riêng.
    Khoa học luật hình sự nghiên cứu người phạm tội với tư cách họ là chủ thể thực hiện tội phạm và là người chịu ữách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội. Gác đặc điểm nhân thân người phạm tội được nghiên cứu ở đây là xuất phát từ nhu cầu xác định và đánh giá hành vi phạm tội, ữách nhiệm hình sự và quyết định biện pháp xử lí hình sự đối với người phạm tội theo luật hình sự. Tâm lí học tư pháp và tâm thần học cũng coi việc nghiên cứu người phạm tội là vấn đề trung tâm nhưng lại phục vụ cho mục đích xác định năng lực ừách nhiệm hình sự và xử lí những người phạm tội là người mắc các bệnh về tâm lí, tậm thần.
    Trong khi đó, tội phạm học nghiên cứu người phạm tội hay nhân thân người phạm tội là vì mục đích xác định nguyên nhân của tội phạm, bao gồm không chỉ các nguyên nhân từ phía người phạm tội mà cả các nguyên nhân tử phía xã hội. Nhân thân người phạm tội với tổng thể các đặc điểm có tác động chi phối hành vi phạm tội vả cũng chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa người phạm tội và môi trường xã hội của người phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những đặc điểm nhân thân nào của người phạm tội có tác động làm tăng nguy cơ phạm tội ở người phạm tội hay còn gọi là đặc điểm tiêu cực hay rủi ro phạm tội. Các đặc điểm này có thể íấ những đặc điểm từ chính người phạm tội, như các đặc điểm sinh học hay các đặc điểm tâm lí tiêu cực thuộc nhân cách hoặc ỉà các đặc điểm xã hội là kết quả hoặc phản ánh sự tác động của các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đối với người phạm tội.

    Như vậy, dựa vào việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học có thể xác định được những yếu tố rủi ro từ phía người phạm tội và nhũng yếu tố tác động tiêu cực từ môi trường xã hội trong sự tác động qua lại với nhau bình thành nguyên nhân cửa tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu nhân thân, người phạm tội có thể xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm bằng cách tắc động làm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố tác động hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực, mà các biện pháp này chủ yếu là các biện pháp tác động từ môi trường xã hội cô tính chất phòng ngừa chung và phòng ngừa nguy cơ phạm tội, vì suy cho cùng hầu hết các đặc điểm nhân thân của con người nói chung và của người phạm tội nói riêng đều chịu sự tác động của môi trường xã hội.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM TRONG CƠ CHẾ HÌNH THÀNH HÀNH VI PHẠM TỘI

    VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM


    Vai trò của nạn nhân của tội phạm (sau đây gọi tắt là nạn nhân) được thể hiện qua xử sự của họ trong từng tình huống phạm tội cụ thể, ở quá trình người phạm tội đánh giá tình huống đó cũng như cân nhắc các đặc điểm nhân thân cùa nạn nhân trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thế.
    Khi đánh giá về vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội, không nên quan niệm sai lầm cho rằng trong các vụ án hình sự, do nạn nhân có lỗi nên mới xảy ra hành vi phạm tội. Trong một số trường họp, vai trò của nạn nhân là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đầy tội phạm được thực hiện. Có the nêu một sổ trường hợp làm phát sinh, thúc đẩy tội phạm được thực hiện có liên quan đến nạn nhân như:
    + Nạn nhân thiểu hiểu biết, nhận thức hạn chế;
    + Sự phô trương tài sản hoặc mất cảnh giác, sơ hở trong bảo vệ tài sản;
    + Tính hám lợi hoặc tính phản trắc, bội bạc của nạn nhân;
    + Khả năng tự bảo vệ bản thân của nạn nhân còn hạn chế;
    + Sự dễ dãi hoặc quá tự tin với an ninh của bản thân;
    + Nạn nhân có lối sống vô đạo đức hoặc có hành vi trái pháp luật.
    Ví dụ: Nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng dối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội; hành vi này dã thúc đẩy người phạm tội rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến người phạm tội cỏ hành vị giết người hoặc trường hợp cỏ người do tham lam nên đã dễ dàng trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc trưởng hợp có người do phô trương, khoe khoang tài sản quá mức nên đã trở thành nạn nhân của vụ cướp giật tài sản...
    Ở một khía cạnh khác, vai trò của nạn nhân của tội phạm có thể là hạn chế được phần nào tội phạm xảy ra trên thực tế. Cụ thề là nếu nạn nhân nâng cao ý thức cảnh giác, có ý thức bảo vệ tài sản cùa mình cũng như bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của bản thân thì điều này có thể đưa đến việc từ bỏ ý định phạm tội cũng như từ bỏ việc thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội. Ví dụ như hành vi luôn khoá kĩ nhà trước khi ra khỏi nhà sẽ hạn chế nguy cơ của tội trộm cắp tài sản hoặc hành vi không đi một mình đến những nơi vắng vẻ sẽ hạn chế nguy cơ cùa một số tội như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội hiếp dâm (nếu người đó là nữ giới)...

    Trong trường hợp này, người phạm tội sẽ thấy không cỏ cơ hội hoặc khỏ có cơ hội để phạm tội, từ đó cỏ thể từ bỏ ý định phạm tội, không thực hiện tội phạm nữa. Tuy nhiên, điều này chỉ cỏ tính chất tương đổi. cần lưu ý là ừong một sổ trường họp ngay cà khi một người luôn có ý thức bảo vệ tính mạng, sức khoè, tài sản... của mình nhưng họ vẫn có thể ữở thành nạn nhân cùa tội phạm nếu người phạm tội quá ranh ma, xảo quyệt, & ngoan cổ, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng hoặc trong trường ’ hợp khác khi người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân của tội phạm là ai mà chỉ muốn đạt được mục đích của mình, sẵn sàng bất chấp tất cả, trường hợp này, nạn nhân của tội phạm vẫn xảy ra (trường hợp ngẫu nhiên trờ thành nạn nhân của tội phạm). Ví dụ như ờ tội khủng bố, bọn phạm tội đã đặt bom ở nhà ga, noi tập trung nhiều người qua lại làm chết, bị thương rất nhiều hành khách cũng như huỷ hoại tài sản của những người đó. Trường họp này, nhiều người đã ngẫu nhiên trờ thành nạn nhân của tội phạm, người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân là ai, sẵn sàng giết chết hoặc làm bị thương thường dân bất kì để đạt được mục đích chính trị của mình.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    TÌNH HUỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÌNH HUỐNG TRONG CƠ CHẾ HÌNH THÀNH HÀNH VI PHẠM TỘI

    TÌNH HUỐNG TRONG CƠ CHẾ HÌNH THÀNH HÀNH VI PHẠM TỘI


    Khái niệm tình huống
    Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
    Phân loại tình huống
    *Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ thể thì có thể chia thành:
    Tình huống căng thẳng, phức tạp kéọ dài làm chủ thể cảm thấy bế tắc không lối thoát. Ví dụ: Người chồng thưòng xuyên ngày này qua ngày khác có hành vi ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn người vợ trong gia đình làm người vợ luôn phải sống trong tình trạng bức xúc, căm thù người chồng, đến thời điểm nào đó, hành vi này lại lặp lại dạn đến việc người vợ không kiềm chế được đã phản kháng lại và cỏ hành vi giết chết người chồng.
    Tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng. Ví dụ: Người phạm tội đi công tác yề bất ngờ chứng kiến cảnh vợ đang ngoại tình trong nhà đã không kiềm chế được và thực hiện hành vi giết vợ.
    Tình huống dễ dàng, thuận lợi. Vi dụ: Người phạm tội tình cờ đi ngang qua nhìn thấy chủ tài sản đã sơ hở để xe máy ữên vỉa hè mà không khoá xe máy, chìa khoá vẫn cắm ở ổ khoá nên nảy sinh lòng tham và đã có hành vi trộm cắp xe máy.
    * Theo nguồn gốc xuất hiện thì có thể chia tình huống thành tình huống phát sinh do thảm hoạ tự nhiên và tình huống do hành vi con người tạo ra
    Tình huống phát sinh do thảm hoạ tự nhiên (như do bão, lũ lụt, động đất, núi lửa, sóng thần...). Vỉ dụ: Bão đã đánh sập ngôi nhà dân trong khi chủ nhà không có mặt ở đó, một số người khác đã nhân cơ hội này có hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu.
    Tình huống do con người tạo ra. Ví dụ: Người phạm tội đã giả danh đại diện của công ti xuất khẩu lao động tiếp xúc vói những người có nhu cầu xuất khẩu lao động để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của họ.
    Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
    Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
     Một số tình huổng đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Vỉ dụ:Hành vi ngoại tình, phản bội vợ của người chồng đã làm xuất hiện và hình thành động cơ ghen tuông, thù hận, từ đó nảy sinh ý định giết chồng ở người vợ và sau đó người vợ đã đầu độc cho người chồng chết.
    Bên cạnh đó, lại có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội (đã có sẵn động cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng và không có ảnh hưởng gì đến việc xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội. Trong trường hợp này, tinh huống đóng vai trò như là cơ hội phạm tội. Ví dụ: Vì muốn có tiền tiêu xài,  A nảy sinh ý định cướp tài sản. A giấu dao vào người rồi đi ra ngoài đường. Đến cửa hàng bán quần áo, nhìn thấy cửa hàng vắng vẻ, chỉ có một người bán hàng ở đó, đường phố không có người qua lại, A đã dùng dao khống chế người bán hàng cưóp tiền.

    Tóm lại, tình huống trên thực tế xảy ra rất đa dạng. Việc tìm hiểu là về loại tình huống có vai trò rất quan trọng ừong phòng ngừa tội phạm, nhất là ừong việc cảnh báo người dân về những nguy cơ có thể xảy ra, từ đó làm cho người dân có ý thức bảo vệ tài sản công cũng như tự bảo về bản thân.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)

    NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)
    Nguyên nhân từ phía người phạm tội
    Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội lâu nay ít được các nhà tội phạm học nước ta quan tâm nghiên cứu. Khi đề cập nguyên nhân của tội phạm, các nhà tội phạm học nước ta mới chỉ chú ừọng đến các nguyên nhân từ môi trường sống (vì quan niệm rằng tội phạm là hiện tượng xã hội). Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng tội phạm là hiện tượng có tính cá nhân và xã hội. Tội phạm do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân người phạm tội) thực hiện, do đó nó không thể không mang đặc tính riêng biệt của cá nhân. Nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy, được dấu hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thê dự đoán được tội phạm xảy ra trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù họp. cần lưu ý là ứong các dâu hiệu thuộc về người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm, cỏ những dấu hiệu thuộc vê người phạm tội có tính bâm sinh (như dấu hiệu giới tính) nhưng cũng có những dấu hiệu được hình thành trong quả trình sống của người phạm tội (như dấu hiệu tâm lí thích hường lạc không lành mạnh, tính ích kỉ...). Việc làm rố những dấu hiệu “tiêu cực“ của người phạm tội được hình thành trong quá trình sổng - tác nhân làm phát sinh tội phạm, có ý nghĩa rất quan trọng. Đây chính là cơ sở để người nghiên cứu làm rõ nguyên nhân của tội phạm, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện môi trường sống có liên quan đến việc phát sinh tội phạm.
    Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội thường tập trung vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu sau:
    Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội cỏ thê ảnh hưởng đến việc phạm tội như: tuổi, giới tính và một số đặc điểm sinh học khác (như lượng hooc-môn trong cơ thề, hàm lượng insulin trong máu...).
    Vi dụ: Do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách manh mẽ quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhẳc khi thực hiện hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao tỉ lệ nam giớỉ phạm tội thường cao hơn nỡ giói (tất nhiên, việc nam giới phạm tội cao hơn nữ giới cũng còn do một số nguyên nhân khác).
    *Nhóm dấu hiệu tâm lí của người phạm tội có thế ảnh hưởng, tác động nhất định đến việc phạm tội như:
    + Tính ích kỉ;
    + Tính hám lợi;
    Tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập;
    Nhóm các dấu hiệu về văn hoá- xã hội, nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội. Ví dụ: Người mù chữ hoặc có trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội cao trong các tội xâm phạm sở hữu.

    Đê làm sáng tỏ ba nhóm dấu hiệu trên của người phạm tội, người nghiên cứu thường sử dụng phưong pháp nghiên cứu mẫu, đặc biệt là nghiên cứu tuổi thơ và thời kì bắt đầu trưởng thành của người phạm tội. Từ việc nghiên cứu những vụ án có tính chất điên hình sẽ rút ra những kết luận có tính quy luật chung hoặc lặp đi lặp lại ở số lượng ngưòi đáng kể.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

    NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

    NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

    Càng lớn, đứa trẻ càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi, bắt chước dần dần mở rộng phạm vi không còn dừng lại ở các thành viên ữong gia đình nữa mà bắt đầu vưom ra bên ngoài, tuy nhiên nhận thức, lối sống cùa ứẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hường từ các thành, viên trong gia đình. Do đổ, hếu đứa trẻ sống ữong môi ừường gia đình an toàn, lành mạnh luôn chú ữọng giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện, trung thực, nhân hậu, vưom lên trong học tập, công việc thì sẽ hạn chế hiệu quả việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.
    Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân:
    + Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát triển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ, không quan tầm, thậm chí còn dung túng.
    + Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo dục con cái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
    + Cha và (hoặc) mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ các giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đĩnh mà bạo lực gia đình luôn tồn tại...
    + Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúi giục, dụ dỗ, ép buộc con cái vào con đường phạm tội.
    + Các nhân tố khác như: ữong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha và (hoặc) mẹ ngoại tình; đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu cả cha mẹ hoặc thiếu cha (thiếu mẹ), trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược...
    2.Môi trường trường học
    Quá trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của cá nhân dần dần mở rộng phạm vi, không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu sang môi trường khác trong đó có môi trường trường học. Do đó nếu trong môi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Những nhân tổ không lành mạnh đó có thể kể đến như:
    + Kỉ luật nhà trường lỏng lẻo, khồng nghiêm, việc xử lí những biểu hiện sai trái trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nhà trưởng có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường của các em làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kẻo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh.
    + Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thày cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xã hội...). Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với những đối tượng này, đứa ừẻ dần dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo vói bố mẹ, bỏ nhà đi hoang... và dần dần đi vào con đường phạm tội.

    + Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu ữong lối sống, thiếu đạo đức ữong hành xừ với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôi kéo các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có hành vi dụ dỗ học sinh nữ vào quan hệ tình dục khi các em còn nhỏ tuổi, dụ dỗ các em môi giới mại dâm...

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

    Nguyên nhân từ môi trường sống
    >>> Luật sư giỏi Hà Nội
    >>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ
    Đây là những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống tác động đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân.
    Sự hình thành, phát triển nhân cách cá nhân với tính chất là thực thể của xã hội bắt đầu từ khi con người được sinh ra và ữải qua hàng loạt các giai đoạn, khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những nhân tố thuận lợi và không thuận lợi từ môi trường sổng (với mức độ khác nhau tuỳ từng trường họp cụ thể.
    Những nhân tố tác động có thể ảnh hưởng tới việc hình thành và phát hiển nhân cách cá nhân bao gồm: Bản thân con người đó;  Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên như: gia đình; trường học; nơi làm việc, cư trú, sinh sống... Môi trường xã hội vĩ mô như: chính sách, pháp luật, phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, truyện, báo chí; tác động ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà người phạm tội chứng kiến hoặc nghe kể, vấn đề thất nghiệp, bất bình đẳng ừong xã hội...
    Trong phạm vi của mục này, chỉ giới hạn những nhân tố (không thuận lợi) từ môi trường sống có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Cụ thể là:
    + Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sổng và giao tiếp thường xuyên và
    + Môi trường xã hội vĩ mô.
    Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng cá nhân tuy chịu sự tác động của môi trường sống (chứa đựng cà nhân tố thuận lợi và không thuận lợi) nhưng tiếp thu và chịu sự tác động như thế nào là do từng cá nhân. Cá nhân không thụ động chịu sự chi phối hoàn toàn từ môi trường sống mà có thể tác động ữở lại môi trường sống thậm chí có thể thay đổi môi trường đang sống ở mức độ nhất định.
    Do đó, trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường sống, vai frò của cá nhân có tính độc lập tương đối. Chính vì vậy, tuy cùng sống ữong môi trường xấu nhưng có cá nhân dê dàng chịu sự tác động của môi trường xấu, tiêm nhiễm nhanh chóng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nhưng ngược lại cũng có những cá nhân bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ tiêu cực của đời sống hoặc cũng có cá nhân chịu sự tác động của môi trường sống ở mức độ hạn chế. Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao trong xã hội có những người phạm tội tồn tại bên cạnh những người khác không phạm tội.
    1. Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sổng và giao tiếp thường xuyên
     Môi trường gia đình

    Gia đình có ảnh hưởng nhất trong việc hình thành nhân cách cá nhân ừong thời kì thơ ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu học hòi, bắt chước hành vì (bao gồm cả hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ cấc thành viên ừong gia đình mà nó có dịp quan sát. Thông thường, quá trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hom so với bắt chước hành vi tốt.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 3)

    Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý tội phạm

    3.Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú
    Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trò rất lớn ừong việc hình thành và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn lối sống cũng như những phẩm chât đạo đức cá nhân.
    Nêu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh an toàn, mọi người biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không có tệ nạn xã hội và tội phạm hoành hành, mọi người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì có thể nói đây là môi trường thuận lợi có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách đúng đắn của cá nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, nếu sống ừong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tổ tiêu cực như có nhiều người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn nhau thậm chí sa đà vào ma tuý, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ lôi kéo, tác động đến những người thiếu bản lĩnh, không vững vàng dễ sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân.
    4.Môi trường xã hội vĩ mô
    Môi trường xã hội vĩ mô cũng cò vai trò quan ữọng trong việc tác động hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân. Có thể liệt kê một số nhân tố sau:
    + Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng xã hội...
    + Tác động của chính sách, pháp luật: Nhân tố không thuận lợi từ chính sách, pháp luật được Coi là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là do quy định của chính sách, pháp luật còn lòng lẻo, sơ hở, chưa chặt chẽ hoặc không công bằng, thiếu thoả đáng... Vỉ dụ: Quy định về quản lí tài sản công lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân nảy sinh lòng tham và có hành vi chiếm đoạt tài sản công.
    Hoạt động của các cơ quan quản lí trong các lĩnh vực còn chưa đồng bộ, lòng lẻo, thiếu kiên quyết trong xử lí vi phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong xử lí vi phạm, tội phạm còn chưa thực sự hiệu quả. Vỉ dụ: Việc không kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành phát triển nhân cách của những đối tượng thường xuyên xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình thành nhân cách lệch lạc cá nhân.

    + Các nhân tố khác như tác động từ phong tục, tập quán lạc hậu, tác động từ ừào lưu văn hoá ngoại lai không lành mạnh...

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    KHÁI NIỆM CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

    KHÁI NIỆM CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

    + Nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố chỉ đỏng vai trò hạn chế trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọns không đáng kể trong tổng sô cấc nhan tố làm phát sinh tội phạm.
    *Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội.
    + Nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống là tổng hợp các nhân tố tiêu cực được hình thành từ môi trường sống của cá nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định mà từ đó làm phát sinh tội phạm. Vỉdụ như các nhân tố: môi trường gia đình không hoàn thiện, môi trường noi cư trú có nhiều tệ nạn xã hội...
    + Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội là tổng hợp những nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đển việc làm phát sinh tội phạm eủa người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực này có thể là các yếu tố thuộc về sinh học, tâm lí, xã hội-nghề nghiệp của người phạm tội.
    * Căn cứ vào lĩnh vực hình thành nguyên nhân, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành các nguyên nhân sau:
    + Nguyên nhân về kinh tế-xã hội: Đây là những nhân tố thuộc về lĩnh vực kinh tế-xã  hội có thể tác động làm phát sinh tội phạm như tình trạng thất nghiệp, đỏi nghèo, tác động của quá trình đô thị và công nghiệp hoá, tác động của quá trình di dân...
    +Nguyên nhân về văn hoá, giáo dục: Đây là những nhân tố hạn chế trong quá trình quản I triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về văn hoá, giáo dục có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Vỉ dụ: Nhà trường chưa coi trọng việc giáo dục các em gái biết cách tự bào vệ bản thân nhàm ngăn chặn hiệu quả tội phạm tình dục.
    + Nguyên nhân về tổ chức quản lí: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lí trong lĩnh vực nhất định. Thuộc về nguyên nhân này cố thể là các nhân tổ như: buông lỏng quản lí, đùn đẩy ừách nhiệm, không hợp tác trong giải quyết vụ việc)...

    + Nguyên nhân về chính sách, pháp luật: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập của chính sách, pháp luật có thể tác động, ảnh hường làm phát sinh tội phạm. Vỉ dụ như quy định về giải phóng mặt bằng, đền bù đất nông nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi dụng sơ hở cụa pháp luật để đền bù không thoả đáng cho một số hộ dân dẫn đến những người này có phản ứng tiêu cực là chống người thi hành công vụ.
    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    KHÁI NIỆM CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

    KHÁI NIỆM CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

    Các nhà tội phạm học trước đây khi lí giải về nguyên nhân của tội phạm đã dựa vào học thuyết để giải thích, cách lí giải đó ít nhiều có cơ sở và không thể phù nhận sự đóng góp của các học thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm học. Tuy nhiên, ngày nay, khoa học và đời sống xã hội ngày càng phát triển, do vậy, nếu chỉ dựa vào học thuyết để giải thích về nguyên nhân của tội phạm thì cách tiếp cận đó mới chỉ giải thích nguyên nhân của tội phạm ở phạm vi hẹp và trên phương diện nhất định. Ví dụ như “thuyết bắt chước” giải thích về nguyên nhân của tội phạm mới chỉ đưa ra được một nhân tố có thể tác động làm phát sinh tội phạm, đó là “tâm lí bắt chước” của người phạm tội và chưa chỉ ra được các nhân tố khác có thể tác động làm phát sinh tội phạm. Khi tìm hiểu bất kì vụ án cụ thể nào, ta sẽ thấy tội phạm phát sinh là do tác động của nhiều nhân tố khác nhau và không phải là tác động chỉ từ nhân tố nào đó. Các nhân tố được coi là “tác nhân” làm phát sinh tội phạm có sự tác động qua lại với nhau và trong tình huống cụ thể, nhất định mới có thể làm phát sinh tội phạm. Chính vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận đa chiều với việc phân tích các nhân tố khác nhau có thể tác động, ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ rút ra được những nhân tố nào là nguyên nhân chủ yếu trong việc phát sinh tội phạm, trên cơ sờ đó việc xây dựng biện pháp phòng ngừa mới có định hướng cụ thể, có tính tập trung và không bị dàn trải.
    Từ việc phân tích trên, có thể hiểu: Nguyên nhân của tôi phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
    Ở mức độ tổng quan, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành những nhóm nguyên nhân sau:
    + Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống;
    +Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội;
    + Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội phạm).
     2. Phân loại nguyên nhân của tội phạm Tội phạm phát sinh là kết quả tác động của hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Trong tội phạm học, các nhà khoa học có các cách phân loại nguyên nhân của tội phạm sau:
     *Căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân trong việc ỉàm phát sinh tội phạm, cỏ thể chia nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

    + Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tổ đóng vai trò chủ chốt trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số các nhân tổ làm phát sinh tội phạm.

    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

    Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

    NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM

    NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM


    Nguyên nhân của tội phạm là nội dung cốt lõi của tội phạm học. Ngay từ thời cổ đại, các học giả đã đặt ra câu hỏi lớn: Tại sao con người lại phạm tội? Lí đô gì đã thúc đẩy con người phạm tội hay nguyên nhân của tội phạm' là gì. Cho đến khi tội phạm học được hình thành và phát triển, câu hỏi này vẫn tồn tại và luôn là vẩn đề “nóng hổi” được đặt ra cho các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu.
    Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đóng vai trò quan trọng ừong tội phạm học, Sau khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu ván đề nguyên nhân của tội phạm để từ đó mói có thệ xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát họp với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ra trong xẩ hội. Việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm không thể chỉ dựa ừên tình hình tội phạm mà phải gắn kết với nguyên nhân của tội phạm. Trên cơ sở đó, các biện pháp phòng ngừa mói có thể giải quyết tận gốc, ừiệt để nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó, ảnh hưởng tói hiệu quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế.
    Tội phạm là hiện tượng cỏ tính chất cá nhân và xẫ hội. Do đó khi tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu cà nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động của nguyên nhân xẫ hội tới cá nhân dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch ỉạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phát sinh tội phạm.
     Bên cạnh đó cũng cân tìm hiểu cả tình huống cụ thể bởi vì trong một số trường hợp, tình huống đỏng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, không nên chi phân tích cảc nguyên nhân bên ngoài như nguyên nhân thuộc về kinh tế xã hội; nguyên nhân thuộc về văn hoá, tư tưởng; nguyên nhân thuộc về tổ chức, quản lí xã hội... mà không chú trọng vấn đề nguyên nhân từ phía người phạm tội (yếu tố sinh học, tâm lí của người phạm tội) cũng như sự tác động của nguyên nhân từ bên ngoài đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía người phạm tội với những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lí riêng biệt cũng như quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của họ do chịu sự tác động của môi trường sống. Hơn nữa, các nguyên nhân phát sinh tội phạm không có vị trí tương đương nhau. Ở vụ án cụ thể, nguyên nhân nào đó có thể giữ vai trò quyết định, còn các nguyên nhân khác chỉ là hỗ ừợ, thúc đẩy cho việc thực hiện tội phạm nhưng ở vụ án khác, các nguyên nhân này có thể hoán vị cho nhau và một hoặc một số nguyên nhân khác lại giữ vai trò quyết định trong việc phát sinh tội phạm.
    Xem: John Howard Society of Canada, nguồn: http://www.johnhoward.ca, Canadian Council on Social Developmcnt.
    Do đó, nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động qua lại giữa các nguyên nhân. Người nghiên cứu cần có cải nhìn toàn diện khi đánh giá về nguyên nhân phát sinh tội phạm, tránh kiểu áp đặt ý chí chủ quan, không dựa trên cơ sở nghiên cứu khách quan. Bên cạnh việc xác định những yếu tố được coĩ là nguyên nhân của tội phạm, cũng cần làm rõ cơ chế tác động cùa chúng làm phát sinh tội phạm.

    Để làm rõ nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp: thổng kê, nghiên cứu mẫu và nghiên cứu thực nghiệm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, người nghiến cứu thường đưa ra giả tnúyểt và sau đó phải có số liệu cụ thể để minh chứng cho giả thuyết đó. Chỉ như vậy thì giả thuyễt mới trở thành nhận định có độ tin cậy, thuyết phục. Ví dụ: Với giả thuyết cho rằng nguyên nhân củấ tội phạm là do người phạm tội quấ'nghèo, thất nghiệp nên họ phải phạm tội để tồn tại thi người nghiên cứu phải chỉ ra được trong tổng sổ tội phạm đã nghiên'cứá, số vụ phạm tội thuộc trường họp nối trên chiêm tỉ lệ % đáng kể. Nếu nhận định về nguyên nhân của tội phạm mà không có 'Số liệu niĩhh chứng kèm theo thì đó chỉ lằ nhận định mang tính chủ quan của người nghiên cứu, không đáng tin cậy và nhận định này không thể là cơ;sở để dựa vào đỏ xây dựng biện pháp phòng ngừa tộỉ phạm sát họp. cần chú ý là khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội‘ phạm, việc chọn mẫu nghiên cứu phải là ngẫu nhiên,'diện rộng thì sự phản ánh hiện thực khách quàn mới đảm bảo chính xác. Khi đưa ví dụ cụ thể để minh hoạ, cần chọn từ những mẫu ngẫu nhiên một số vụ việc có tính chất điển hình để làm rõ nhận định của người nghiên cứu là chân thực, tin cậy.
    Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới