Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 1)

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 1)

1. Nhóm đặc điềm sinh học                                                  
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác. Với các dấu hiệu này không thể khám phá những cơ chế của hành vi phạm tội, không phân biệt người phạm tội với những người không phạm tội. Các dấu hiệu này chỉ thể hiện mức trội lên về thống kê của loại người nhất định trong những người phạm tội. Những sổ liệu về các đặc điểm sinh học tuy chưa đủ để giải thích sự phạm tội của họ nhưng do các đặc điểm này có mối quan hệ qua lại với những điều kiện hình thành nhân cách con người, với những nhu cầu và lợi ích, vị trí xã hội và những mối quan hệ giao tiếp của người đổ trong xâ hội nên nó cung cấp cho chúng ta những thông tín mang tính chất tội phạm học rất quan trọng.
Xác định giới tính người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm theo từng giới. Theo sặ liệu thống kê hình sự ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế nữ giới phạm tội ít hơn nam giới. Ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005, theo thống kê thì số bị cáo là nữ bị xét xử sơ thẩm chỉ chiếm tỉ lệ 8,8% trong tổng số người bị đưa ra xét xừ.0) Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tỉ lệ này có xu hướng tăng lên và các tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng hơn. Giải thích sự thay đổi của tội phạm do nữ giới thực hiện không chỉ đơn thuần dựa vào yếu tố sinh học.
Bởi vì các yếu tố sinh học của con người nói chung và của nữ giới nói riêng về cơ bản là ổn định, ít thay đổi, trong khi đó tội phạm nói chung và tội phạm do nữ giới thực hiện luôn biến động theo xu hướng tăng. Sự thay đổi này là do có sự thay đổi vị trí, vai trò của nữ giới trong gia đình và xã hội đặc biệt là nữ giới được giải phóng khỏi công việc gia đình, ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và công việc xã hội khác trong khi sự kiểm soát xã hội lại có xu hướng giảm v.v..
Xác định độ tuổi của người phạm tội cho chúng ta thấy tính chât, mức độ, đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi, ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm. Thống kê từ năm 2001 đến năm 2005 cho thấy tội phạm do người có độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm tỉ lệ 5,4%; người phạm tội từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỉ lệ 37,5% và người phạm tội từ 30 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 57,1% trong tổng số người bị đưa ra xét xử.Đối với lứa tuổi khác nhau thì cơ cấu tội phạm được thực hiện cũng khác nhau.
Chẳng hạn, người chưa thành niên (từ 14 - 18 tuổi) thực hiện nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản, còn các tội nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm chiếm tỉ lệ không cao. Thanh niên (từ 18 - 30 tuồi) thực hiện hầu hết các tội phạm nhưng chủ yếu là các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của con người; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Còn những người từ 30 tuổi trở lên thực hiện phổ biến các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế và các tội phạm về chức vụ. Sự khác nhau trong cơ cấu tội phạm do những người phạm tội có độ tuổi khác nhau trong chừng mực nhất định có liên quan đến việc xã hội hoá cá nhân, vị trí xã hội đặc trưng ở mỗi giai đoạn phát triển của nhân thân.

(1) Tính theo nguồn Phòng tổng hợp TANDTC.

Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét