Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM

NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM


Nguyên nhân của tội phạm là nội dung cốt lõi của tội phạm học. Ngay từ thời cổ đại, các học giả đã đặt ra câu hỏi lớn: Tại sao con người lại phạm tội? Lí đô gì đã thúc đẩy con người phạm tội hay nguyên nhân của tội phạm' là gì. Cho đến khi tội phạm học được hình thành và phát triển, câu hỏi này vẫn tồn tại và luôn là vẩn đề “nóng hổi” được đặt ra cho các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu.
Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đóng vai trò quan trọng ừong tội phạm học, Sau khi nghiên cứu về tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu ván đề nguyên nhân của tội phạm để từ đó mói có thệ xây dựng được các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát họp với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được nguyên nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn hiệu quả tội phạm xảy ra trong xẩ hội. Việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm không thể chỉ dựa ừên tình hình tội phạm mà phải gắn kết với nguyên nhân của tội phạm. Trên cơ sở đó, các biện pháp phòng ngừa mói có thể giải quyết tận gốc, ừiệt để nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó, ảnh hưởng tói hiệu quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế.
Tội phạm là hiện tượng cỏ tính chất cá nhân và xẫ hội. Do đó khi tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu cà nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động của nguyên nhân xẫ hội tới cá nhân dẫn đến sự hình thành nhân cách lệch ỉạc của cá nhân người phạm tội, từ đó phát sinh tội phạm.
 Bên cạnh đó cũng cân tìm hiểu cả tình huống cụ thể bởi vì trong một số trường hợp, tình huống đỏng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, không nên chi phân tích cảc nguyên nhân bên ngoài như nguyên nhân thuộc về kinh tế xã hội; nguyên nhân thuộc về văn hoá, tư tưởng; nguyên nhân thuộc về tổ chức, quản lí xã hội... mà không chú trọng vấn đề nguyên nhân từ phía người phạm tội (yếu tố sinh học, tâm lí của người phạm tội) cũng như sự tác động của nguyên nhân từ bên ngoài đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi phải tìm hiểu cả nguyên nhân từ phía người phạm tội với những tố chất sinh học và đặc điểm tâm lí riêng biệt cũng như quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của họ do chịu sự tác động của môi trường sống. Hơn nữa, các nguyên nhân phát sinh tội phạm không có vị trí tương đương nhau. Ở vụ án cụ thể, nguyên nhân nào đó có thể giữ vai trò quyết định, còn các nguyên nhân khác chỉ là hỗ ừợ, thúc đẩy cho việc thực hiện tội phạm nhưng ở vụ án khác, các nguyên nhân này có thể hoán vị cho nhau và một hoặc một số nguyên nhân khác lại giữ vai trò quyết định trong việc phát sinh tội phạm.
Xem: John Howard Society of Canada, nguồn: http://www.johnhoward.ca, Canadian Council on Social Developmcnt.
Do đó, nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm phải nghiên cứu nguyên nhân bắt nguồn từ phía xã hội và nguyên nhân xuất phát từ cá nhân người phạm tội, sự tác động qua lại giữa các nguyên nhân. Người nghiên cứu cần có cải nhìn toàn diện khi đánh giá về nguyên nhân phát sinh tội phạm, tránh kiểu áp đặt ý chí chủ quan, không dựa trên cơ sở nghiên cứu khách quan. Bên cạnh việc xác định những yếu tố được coĩ là nguyên nhân của tội phạm, cũng cần làm rõ cơ chế tác động cùa chúng làm phát sinh tội phạm.

Để làm rõ nguyên nhân của tội phạm, người nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp: thổng kê, nghiên cứu mẫu và nghiên cứu thực nghiệm. Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm, người nghiến cứu thường đưa ra giả tnúyểt và sau đó phải có số liệu cụ thể để minh chứng cho giả thuyết đó. Chỉ như vậy thì giả thuyễt mới trở thành nhận định có độ tin cậy, thuyết phục. Ví dụ: Với giả thuyết cho rằng nguyên nhân củấ tội phạm là do người phạm tội quấ'nghèo, thất nghiệp nên họ phải phạm tội để tồn tại thi người nghiên cứu phải chỉ ra được trong tổng sổ tội phạm đã nghiên'cứá, số vụ phạm tội thuộc trường họp nối trên chiêm tỉ lệ % đáng kể. Nếu nhận định về nguyên nhân của tội phạm mà không có 'Số liệu niĩhh chứng kèm theo thì đó chỉ lằ nhận định mang tính chủ quan của người nghiên cứu, không đáng tin cậy và nhận định này không thể là cơ;sở để dựa vào đỏ xây dựng biện pháp phòng ngừa tộỉ phạm sát họp. cần chú ý là khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội‘ phạm, việc chọn mẫu nghiên cứu phải là ngẫu nhiên,'diện rộng thì sự phản ánh hiện thực khách quàn mới đảm bảo chính xác. Khi đưa ví dụ cụ thể để minh hoạ, cần chọn từ những mẫu ngẫu nhiên một số vụ việc có tính chất điển hình để làm rõ nhận định của người nghiên cứu là chân thực, tin cậy.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)


Nghiên cứu diễn biến của tội phạm đòi hỏi trước hết là so sánh các số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ (đặc điểm định lượng). Đó là so sánh số tổng tội phạm và số tổng người phạm tội của từng năm so với năm gốc (năm đầu của đơn vị thời gian nghiên cứu) và so với năm trước đó. Qua so sánh cần   ra được xu hướng vận động (ổn định, tăng hoặc giảm) và mức độ vận động (tốc độ tăng hoặc giảm).
Các con số phản ánh tội phạm về xu hướng vận động nói trên cần được thể hiện trên các bảng số liệu và đặc biệt là trên các đồ thị I hình thức trình bày phù hợp nhất mà qua đó có thể thấy ngay được sự vận động của tội phạm trong đơn vị thời gian nghiên cứu. Để đánh giá khái quát diễn biến của tội phạm xét về lượng cũng có thể sử dụng các công thức khác nhau trong việc tính chỉ sổ gia tăng cùa tội phạm.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm, ngoài việc đánh giá xu hướng vận động của tội phạm xét về đặc điểm định lượng còn đòi hòi phải so sánh các số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất (đặc điểm định tính). Đây là đòi hỏi phức tạp hơn nhưng cũng quan ừọng hơn. Khi nghiên cứu diễn biến cùa tội phạm xét về đặc điểm định lượng, chỉ cần đánh giá hai loại số liệu - số liệu về tổng tội phạm và số liệu về tổng người phạm tội. Đó là yêu cầu chung cho tất cả các trường hợp được nghiên cứu. Nhưng khi nghiên cứu diễn biến của tội phạm xét vể đặc điểm định tỉnh thì vẩn đề không đơn giản như vậy.
Người nghiên cứu phải tự dự kiến các loại số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất cần được so sánh - so sánh để thấy được xu hướng vận động. Đó có thể là các số liệu hàng năm trong phạm vi nghiên cứu về loại tội (tỉ lệ tội cố ý; tỉ lệ tội đặc biệt nghiêm trọng; rất nghiêm ừọng hoặc nghiêm trọng), về hình thức phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội với hình thức đồng phạm và đồng phạm có tổ chức), về công cụ, phương tiện phạm tội (tỉ lệ các vụ phạm tội có sử dụng vũ khí, vũ khí nóng v.v), về thủ đoạn phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội có lợi dụng chức vụ, quyền hạn v.v.), về tính chất và mức độ của hậu quả, về nhân thân người phạm tội (tỉ lệ người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm; ti lệ người phạm tội là người chưa thành niên v.v.), về động cơ phạm tội (ti lệ vụ phạm tội cóđộng cơ tư lợi, v.v.), về nạn nhân (tỉ lệ nạn nhân là trẻ em, là người chưa thành niên V.V.)
Các loại số liệu nêu trên chi là các ví dụ có tính chất để tham khảo. Sử dụng loại số liệu nào và cách sử dụng như thế nào cũng như cần thêm loại số liệu nào là hoàn toàn do người nghiên cứu quyết định để phục vụ cho việc đánh giá xu hướng vận động của tội phạm xét về tính chất.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm để thấy được xu hướng vận động của hiện tượng tội phạm. Nhưng việc nghiên cứu này cũng đồng thời đòi hỏi phải giải thích được nguyên nhân của sự vận động, đặc biệt là các biển động bất thường. Sự giải thích này là một trong các cơ sở giúp cho việc dự báo tội phạm cũng như việc đề ra các biện pháp phỗng ngừa tội phạm.

DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

DIỄN BIẾN CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)


Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ và về tính chất theo thời gian ừong đơn vỉ thời gian xác định.
Diễn biến của tội phạm là một ừong những nội dung của tình hình tội phạm mà việc phân tích nội dung này cho phép dự đoán xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo.
Để đánh giá nội dung này của tình hình tội phạm người nghiên cứu phài dựa trên các kết quả thu được về thực trạng của tội phạm theo từng năm trong đơn vị thời gian nghiên cứu. Kết quả phản ánh thực trạng của tội phạm ở năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu được coi là kết quả gốc. Kết quả thu được về thực trạng của tội phạm trong các năm tiếp theo được đối chiếu với kết quả gốc và với kết quả của năm trước đó. Ket quả so sánh cho phép người nghiên cứu khẳng định xu hướng vận động và mức độ vận động của tội phạm trong đơn vị thời gian nghiên cứu (5 năm, 10 năm hoặc một đơn vị thời gian nhất định khác). Xét về mức độ, đó có thể là: tương đối ổn định, có xu hướng tăng, có xu hướng giàm hoặc trong tình trạng dao động khi tăng khi giảm. Xét về tính chất, có thể có các nhận xét về sự ổn định hay thay đổi của tính nghiêm trọng nói chung hay của tính nghiêm trọng ở một khía cạnh cụ thể như khía cạnh tái phạm, khía cạnh chủ thể là người chưa thành niên hay khía cạnh mức độ, tính chất của hậu quả cùa tội phạm V.V..
Như đã trình bày, đánh giá tình hình tội phạm đòi hỏi phải đánh giá tình hình tội phạm thực, bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Đặc biệt, khi đánh giá diễn biển của tội phạm lại càng phải chú ý đến điểu này. Đánh giá diễn biến của tội phạm khi dựa trên số liệu tội phạm rõ chỉ đảm bảo độ chính xác khi độ ẩn có sự ổn định tương đối.
Hiện nay, khi nói đến diễn biến của tội phạm các tác giả nghiên cứu thường chỉ đề cập sự diễn biến về mức độ. Theo đó, các số liệu được dùng để đánh giá diễn biến chỉ được bó hẹp trong hai loại số liệu là số liệu về tổng tội phạm đã xảy ra và tổng người phạm tội đã thực hiện các tội phạm đã xảy ra đó.
 Đánh giá về diễn biến của tội phạm như vậy mới chỉ là đánh giá sự thay đổi của tội phạm xét về mức độ. Đánh giá này chưa phản ánh được đầy đủ sự thay đổi cùa tội phạm vỉ chưa đánh giá được sự thay đổi của tội phạm xét về tính chất. Đe đánh giá được đúng sự vận động của tội phạm xét về tính nghiêm trọng cần phải xét cả hai sự vận động ,vận động của tội phạm xét về mức độ và vận động của tội phạm xét về tính chất. Hai sự vận động này có thể không tỉ lệ thuận với nhau và cũng có thể không cùng “tốc độ”.

Như vậy, ngoài hai loại số liệu về mức độ các số liệu khác phản ánh các cơ cấu bên trong của tội phạm đều phải được đánh giá để có được nhận xét về xu hướng vận động của tội phạm xét về tính chất. Các loại số liệu này không có tính cố định như hai loại số liệu phản ánh sự vận động của tội phạm xét về mức độ, Tùy từng loại tội phạm được nghiên cứu mà cần. Có các số liệu tương ứng của các cơ cấu khác nhau của tội phạm mà các cơ cấu đó phản ánh được thực trạng của tội phạm xét về tính chất.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)
Cơ cấu theo một số đặc điểm của hành vi phạm tội: Theo cơ câu này thì đặc điểm của hành vi phạm tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Công cụ, phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian, địa điểm phạm tội; hoàn cảnh, động cơ cũng như lí do dẫn đến hành vi phạm tội.


- Cơ cấu theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm: Theo cơ cấu này thì hậu quả của tội phạm cần xác định và thống kê là thiệt hại về thể chất (chết người; thương tích và mức độ thương tích) và thiệt hại về vật chất (tính ra tiền).
- Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội: Theo cơ cấu này thì đặc điểm nhân thân của người phạm tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Người phạm tội là người chưa thành niên, là người tái phạm, tái phạm nguy hiểm; hoặc là đặc điểm về nghề nghiệp, về địa vị xã hội, về trình độ văn hoá, về hoàn cảnh gia đình...
- Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của nạn nhân: Theo cơ cấu này thì nạn nhân cần được xác định và thống kê trước hết là phụ nữ, trẻ em.
- Các số liệu phục vụ nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm một phần cũng đã được thể hiện ừong thống kê tội phạm và phần còn lại buộc người nghiên cứu phải tự thu thập, thống kê theo yêu cầu riêng. Đây là công việc không đơn giản vằ trong nhiều trường họp không thể có được dữ liệu một cách ổầy đủ.
Công cụ hỗ trợ việc mô tả cơ cấu của tội phạm có thể được sử dụng là các bảng số liệu và các loại biểu đồ cũng giống như khi mô lả thực trạng của tôi phạm xét về mức độ.
Trên cơ sờ két quả mô tả các cơ cấu cần thiết có thể phân tích để rút ra các đánh giá đọiyói thực trạng của tội phạm xét về tính chất.
Khi nghiên cứu tình hình tội phạm theo phạm vi cụ thể, người nghiên cứu cần chú ý một số điểm sau:
- Khi nghiên cứu thực trạng của tội phạm xét về mức độ, thông số về tổng tội phạm và tổng người phạm tội là yêu cầu chung cho mọi trường hợp; thông số về nạn nhân có thể được đặt ra trong các trường hợp có thể và cần thiết; các thông số khác cần cỏ để so sánh với thông số về tổng tội phạm và tổng người phạm tội có thể không giống nhau giữa các trường hợp nghiên cứu vì mỗi trường họp có nội dung nghiên cứu cụ thể riêng.
- Khi nghiên cứu thực trạng của tội phạm xét về tính chất, việc khảo sát các cơ cấu là yêu cầu chung cho mọi trường hợp nhưng khảo sát cơ cẩu theo tiêu chí nào có thể không giống nhau giữa các trường họp nghiên cứu. Việc chọn các cơ cấu nhất định để khảo sát là nhằm mục đích làm rỗ thực trạng của tội phạm xét về tính chất cũng như cung cấp cơ sở cho việc giải thích nguyên nhân của tội phạm.

Tóm lại, nghiên cứu thực ừạng của tội phạm tìieo phạm vi cụ thể đòi hỏi người nghiên cứu trên cơ sờỉlậ thuyết chung về tỉnh hình tội phạm phải xác định rõ các thông số Gần thu thập và nguồn cũng như cách thức thu thập các thông ,số đó sao cho cáe thông số này đủ cho phép mô tả được tranh” ũnh, toàn cảnh về đối tượng được nghiên cứu xét cả về mức độ (mặt định lượng) và về tính chất (mặt định tính) cũng như đủ cho phép giải thích dược các nguyên nhân của tội phạm là đối tượng được nghiên cứu.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 3)

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 3)


Thực trạng của tội phạm xét về tính chất
Đây là đặc điểm thứ hai của thực trạng của tội phạm. Đặc điểm này được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu cùa tội phạm. Qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm.
Tội phạm là thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian xác định, trong đó tồn tại đan xen các hệ thống thống nhất khác nhau. Mỗi hệ thống thống nhất này là một loại cơ cấu của tội phạm theo một đặc điểm nhất định cùa tội phạm. Hay nói cách khác, tội phạm có hệ các cơ cấu theo hệ các tiêu thức khác nhau. Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng của từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ đó có thể rút ra được những nhận xét nhất định về tính chất của tội phạm. Như vậy, những cơ cấu của tội phạm cỏ thể được xem xét là những cơ cấu có thể phản ánh ở mức độ nhất định thực ừạng của tội phạm xét về tính chất. Cụ thể có thể là những cơ cấu sau:
- Cơ cấu theo các chương tội phạm của BLHS: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng tội phạm đã thực hiện thuộc từng chương cũng như tỉ ừọng người phạm tội của các tội đó so với tồng thể.
- Cơ cấu theo các tội danh (tội cụ thề) của BLHS: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng tội phạm đã thực hiện thuộc từng tội danh cũng như tỉ trọng người phạm tội của tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo 4 loại tội - Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 8 BLHS): Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của tội phạm đã thực hiện thuộc từng loại tội cũng như tỉ trọng người phạm tội của các loại tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo 2 loại tội - Tội cố ý, tội vô ý: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ ừọng của tội phạm cố ý, tội phạm vô ý đã thực hiện cũng như tỉ trọng người phạm tội của các loại tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo đơn vị không gian xảy ra tội phạm: Đó là cơ cấu theo địa phương hoặc ngành, lĩnh vực.
- Cơ cấu theo hình thức thực hiện 1 Phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm hay đồng phạm có tổ chức: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của các hình thức phạm tội (đặc biệt là hình thức phạm tội có tổ chức) so với tổng thể.

- Cơ cấu theo loại (và mức) hình phạt đã tuyên: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của các loại hình phạt đã áp dụng (đặc biệt là hình phạt từ hình, tù chung thân và hình phạt tù ở mức cao) so với tổng thể.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

Hiện nay có các quan niệm khác nhau về vấn đề này. Có quan niệm cho rằng thuộc về thực trạng của tội phạm có thông số về nạn nhân; có quan niệm không đồng ý như vậy vì cho rằng hiểu như thế nào là nạn nhân và thống kê số lượng nạn nhân ờ các tội phạm không rõ ràng, đơn giản như xác định số tội phạm và số người phạm tội. Do vậy, dê có sự không thống nhất trong cách hiểu về nạn nhân và số nạn nhân. Hơn nữa, ờ những tội phạm nhât định mà việc xác định thông số này là có thể và khi xác định tồng “tội phạm đã xảy ra” cũng như tổng “người phạm tội” cũng cần chú ý:
- Con số về tội phạm với con số về vụ án cũng như con số về người phạm tội không phải luôn luôn trùng nhau. Một vụ án có thể có nhiều tội phạm và một tội phạm có thể có nhiều người thực hiện tội phạm; V.V..
- Thời điểm tội phạm xảy ra và thời điểm tội phạm được xét xử cũng như thời điểm được đưa vào thống kê tội phạm là khác nhau.
Tổng tội phạm đã xảy ra cũng như tổng người phạm tội (trong phạm vi đối tượng, phạm vi không gian và phạm vi thời gian) là các con số phản ánh thực trạng của tội phạm về mức độ. Bên canh các thông số này còn có các thông số khác cùng thể hiện thực trạng của tội phạm về mức độ. Đó là:
- Tổng số tội phạm và tổng số người phạm tội từng năm ừong đcm vị thòi gian đã xác định.
- Tổng số tội phạm và tổng số người phạm tội bình quân năm trong đon vị thòi gian đã xác định.
Để làm rõ hơn thực ữạng của tội phạm về mức độ cần đặt các thông số này trong sự so sánh với các thông số khác có liên quan. Ví dụ:
- Trong trường họp nghiên cứu tình hình tội phạm của một quốc gia, sự so sánh có thể là so sánh với các thông số tưong ứng của thể giới, của khu vực và của một số quốc gia khác.
- Trong trường hợp tình hình tội phạm được giới hạn trong đơn vị không gian nhất định thỉ sự so sánh cần được thực hiện với toàn quốc và với các đon vị không gian khác, đặc biệt là với các đơn vị không gian có các thông số cao nhất cũng như thấp nhất cũng như các đơn vị không gian có các điều kiện về kinh tế - xã hội tương tự. Vi dụ: Khi nghiên cửu tình hỉnh tội phạm cùa thành phổ Hải Phòng, có thể so sánh các thông số của Hái Phòng với các thông số tương ứng cùa Việt Nam, của thành phố Hà Nội, thành phố Đà Năng và thành phố Hồ Chí Minh cũng như của các địa phương (cấp tỉnh) có thông số tương ứng cao nhất và thấp nhất.
Trong trường hợp nghiên cửu tình hỉnh tội phạm cùa nhóm tội nhất định thì có thể so sánh với các thông số tương ứng của tất cả các tội phạm và của các nhỏm tội phạm khác, đặc biệt là của các nhóm tội phạm có số tổng lớn nhất hoặc nhỏ nhất để qua đó xác định vị trí về mức độ của nhóm tội phạm nghiên cứu.


Trong trường hợp nghiên cứu tình hình tội phạm của một tội phạm nhất định thì sự so sánh có thể là so sánh với các thông số tương ứng cùa tình hình tội phạm cùa tất cả các tội và của cả nhỏm tội mà tội đang nghiên cứu là bộ phận hợp thành cũng như cùa từng tội trong nhỏm, đặc biệt là cùa các tội có số tổng lớn nhất và nhò nhất để qua đỏ xác định vị trí (ừong phạm vi tất cả các tội phạm và trong phạm vi nhóm tội phạm) về mức độ của tội phạm nghiên cứu V.V.. Ví dụ: Khi nghiên cứu tội trộm căp tài sản, có the so sánh các thông số của tội phạm này với các thông số tương ứng cùa nhỏm tội chiếm đoạt, cùa nhóm tội xâm phạm sở hữu cũng như của các tội trong nhóm có số tổng lớn nhất và nhỏ nhất.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 4)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 4)

Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta không trực tiếp có được từ thống kê tội phạm các số liệu về tội phạm rõ theo đúng nghĩa bởi hai lí do. Thứ nhất, chúng ta không có thống kê theo tiêu thức “bản án két tội đã có hiệu lực pháp luật” mà chi có thống kê theo các giai đoạn tố tụng, trong đó có thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Thứ hai, thời điểm tội phạm xảy ra không trùng với thời điểm diễn ra các hoạt động tố tụng, giữa thời gian diễn ra xét xử sơ thẩm và thời gian tội phạm xảy ra ỉuôn có khoảng cách có thể là khoảng cách giữa năm này với năm khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể và trên thực tế các công trình nghiên cứu cũng thường sừ dụng sổ liệu thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là số liệu cơ bàn khi đánh giá tình hình tội phạm vì đây là sổ liệu gần đúng nhất, là số liệu sát nhất với số liệu đúng ra phải có.
- Đặc điểm về phạm vi: Tội phạm luôn gắn với các phạm vi - phạm vi đối tượng, phạm vi không gian và phạm vi thời gian. Phạm vi đối tượng thường có ba mức độ: Phạm vi tất cả các tội phạm, phạm vi nhóm tội phạm (như nhóm tội tham nhũng, nhóm tội xâm phạm sở hữu...) và phạm vi tội phạm cụ thể (như tội giết
(1) Cách hiểu cụ thể về tội phạm rõ và tội phạm ẩn giữa các tác già có thể chưa thật thống nhất với nhau. Tuy nhiên, điều này cũng không thật quan trọng vì sự phân chia chi có tính tương đối. Điều quan trọng là khi nghiên cứu tình hình tội phạm, người nghiên cứu phải hiểu ràng, các số liêu thong kê chính thức mới chi phàn ánh được một phần cùa tội phạm.
(2) Hiện nay, có thể sử dụng số liệu thống kê cũa Cục thống kê tội phạm thuộc Viện kiềm sát nhân dân tôi cao. Khi nghiên cứu có thể sừ dụng đồng thời các số liệu của người, tội nhận hối lộ. Ngoài ra, các phạm vi đó còn có thể được giới hạn tiếp bởi đặc điểm nhất định của tội phạm (như giới hạn về chủ thề, về nạn nhân hoặc về loại lỗi...) hoặb được giói hạn bởi phạm vi ngành, lĩnh vực xảy ra (như lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực ngân hàng hoặc ngành tư pháp). Phạm vi về không gian có thể là phạm vi toàn cầu, phạm vi khu vực, phạm vi toàn quốc, phạm vi vùng (như các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh đông băng sông Cửu Long), phạm vi địa phương (như thành phố Hà Nội, tỉnh Sóc Trăng). Phạm vi thời gian có thể là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm hoặc trong giới hạn bởi mốc bắt đầu và mốc kết thúc nào đó. Tội phạm có thể gan với các phạm vi thời gian khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi thời gian cần nghiên cứu tối thiểu thường là 5 năm vì đó là thời gian cần ửiiết để kết quả nghiên cứu, khảo sát có thê có đủ cơ sở giúp đánh giá được tĩnh hình tội phạm cũng như giải thích được nguyên nhân cùa tội phạm.

Đặc điểm về phạm vi của tội phạm đòi hỏi khi nghiên cửu tỉnh hình tội phạm, người nghiên cứu phải xác định rõ ràng ngay từ đầu các phạm vi này. Trong cả quá trình nghiên cứu, các phạm vi này luôn luôn phải được tuân thủ một cách thống nhất.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 3)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 3)

Tóm lại, tội phạm rõ chỉ bao gồm tội phạm đã được xử lí về hình sự mà trong đó có tội phạm đã được khẳng định qua bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm) và kết quả này đã được thể hiện trong thông kê tội phạm. Xét về nội dung, đây là các trường hợp đã được khẳng định chắc chắn nhất là tội phạm và xét về hình thức là các trường hợp đã được ghi nhận chính thức. Theo đó, tội phạm ẩn bao gồm tội phạm đã xảy ra nhưng về nội dung chưa được khẳng định hoặc chưa được khẳng định chắc chắn qua bản án két tội có hiệu lực pháp luật hoặc về hình thức chưa được ghi nhận chính thức toong thống kê tội phạm.
Tội phạm rõ và tội phạm ẩn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước hầ, tội phạm rõ và tội phạm ẩn là hai phần của tội phạm đã xảy 11 có quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Phần “rõ” càng lớn thì phần “ẩn” càng nhỏ và ngược lại. Phần rõ là phần mà cớ thể được khẳng định một cách chắc chắn vì dựa trên các con số thống kê cụ thể. Trong khi đó, phàn ẩn là phàn mà không thể có được sự khẳng định chắờị chắn vì chỉ dựa trên sự suy đoán. Trong đó, phần rõ là một trong các cơ sở của sự suy đoán này.
Tội phạm nói chung cũng như nhóm tội phạm hay tội cụ thể đều có phần ẩn. Mức độ ẩn ở những đơn vị thời gian, không gian khác nhau cũng như ờ những nhóm tội hoặc tội khác nhau đều có thể có sự khác nhau. Ví dụ: Tội giết người (Điều 93 BLHS) được coi là một trong những tội có độ ẩn thấp; trái lại, tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS) hoặc tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS) được coi là các tội có độ ẩn cao. Lí do của sự khác nhau về độ ẩn cũng rất khác nhau nhưng trong đó có thề có lí do từ chính đặc điểm riêng biệt của tội phạm.
Tội phạm rõ so với tội phạm thực tế có thể đạt các tỉ lệ khác nhau ờ các phạm vi tội danh, phạm vi không gian và phạm vi thời gian khác nhau nhưng luôn có ý nghĩa đặc biệt vì vừa phản ánh thực trạng đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước và xã hội vừa là cơ sở cần thiết để nghiên cứu phần còn lại của tội phạm - Phần ẩn hay tội phạm ẩn.
Nghiên cứu tình hình tội phạm là nghiên cứu tình hình tội phạm thực bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. “Bức tranh” thực của tội phạm phải là “bức tranh” tổng họp của cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. về lí thuyết, khi nghiên cứu tình hình tội phạm cụ thể, chúng ta phải bắt đầu và chủ yếu nghiên cứu tội phạm rõ. Các mô tả, đánh giá, giải thích cũng như dự liệu trước hết và chủ yếu là dựa trên tội phạm rổ. Nghiên cứu tội phạm ẩn được tiến hành sau và kết quả của nó chỉ được sử dụng có tính tham khảo thêm khi

Ngoài ra, còn có thể tham khảo các số liệu về tin báo tội phạm, về khởi tố vụ án, khởi tố bị can, về truy tố v.v. khi đánh giá phần ẩn cùa tội phạm nghiên cứu tình hình tội phạm.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 2)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 2)

Trong nhiều tài liệu hiện nay, diễn biến của tội phạm thưòng được gắn với thực trạng của tội phạm ở khía cạnh mức độ (định lượng). Do vậy, thực trạng về tính chất (thường được gọi là cơ cấu và tính chất của tội phạm) được ữình bày sau nội dung về diễn biến.(1) Điều này là chưa thật hợp lí vì diễn biến cùa tội phậm không chỉ là diễn biến về sổ tội phạm cũng như số người phạm tội. Những đặc điểm về tỉnh chất của tội phạm cũng có thể có sự thay đổi theo thời gian và do vậy cũng có diễn biến của nó. Việc nghiên cứu diễn biến này là cần thiết. Nghiên cứu diễn biến của tội phạm không thể chỉ giới hạn là nghiên cứu diễn biến của tội phạm đơn thuần về số lượng mà cần phải mở rộng nghiên cứu diễn biến của tội phạm cả về tính chất.
Nội dung cụ thể của hai yêu tố này được trinh bày riêng trong phàn tiếp theo.
Các đặc điểm của tội phạm cần được chú ý khi nghiên cứu tình hình tội phạm
- Đặc điểm “hiện” vặ đặc điểm “ẩn” của tội phạm:, Tội phạm đã xảy ra luôn bao gồm hai phàn. Đó là phần “hiện” (hay còn được gọi là phần “rõ”) và phần “ẩn”. Do vậy, có thể chia tội phani thành tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Trong đó, tội phạm rõ và tô phạm ẩn được hiểu như sau:
Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lí về hình sự và đã được đưa vào thống kê tội phạm. Tội phạm đã được xử lí về hình sư bao gồm: Tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt) và các trường hợp đã được xác định là tội phạm nhưng dã bị đình chỉ mà không được xét xử vì lí do khác nhau như đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện đã chết v.v..(1) Tội phạm đã được xừ lí về hình sự như vậy được coi là tội phạm hiện hay tội phạm rõ khi đã được phản ánh trong thống kê tội phạm. Tình hình tội phạm dựa trên thống kê này mới chỉ là tình hình tội phạm rõ. Bên cạnh đó còn có tội phạm tuy đã xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kệ tội phạm. Các tội phạm đã xảy ra mà không được thể hiện ưong thống kê tội phạm như vậy được gọi là tội phạm ẩn. Việc các tội phạm này không được thể hiện ữong thống kê tội phạm là do không được xử lí về hình sự (không được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng không được xử lí về hình sự) hoặc đã được xử lí về hình sự nhưng chưa dứt điểm (chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật) hoặc đã được xử lí dứt điểm về hình sự (đã có bản án kết tội có tội có hiệu lực pháp luật) nhưng không được đưa vào thống kê tội phạm. Việc không được xử lí về hình sự có thể do khách quan nhưng cũng có thê do lỗi chù quan của các Cơ quan có trách nhiệm. Từ đó, tội phạm ẩn được phân thành tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chủ quan. Tội phạm ẩn do không được đưa vào thống kê tội phạm được gọi là tội phạm ẩn do sai số thống kê.

Như vậy, tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tể xảy ra nhưng không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lí hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 1)

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Phần 1)

 Khái niệm tình hình tội phạm
 Định nghĩa
Như đã được trình bày trong các chương trước, tội phạm được nói đên ừong Giáo trình này nói chung cũng như trong Chương này nói riêng là hiện tượng (tội phạm) đã xảy ra trên thực tế và trong tổng thể sỗ đông mà không phải là từng hiện tượng đơn lẻ. Như vậy, khái niệm tình hình tội phạm được hiểu về mặt ngôn ngữ là tĩnh hình của hiện tượng tội phạm đã xảy ra trên thực tế. Trong đó, tình hình được hiểu là: “Trạng thái, xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng với tất cả những sự kiện diễn ra, biển đỏi ở trong đó”.  
Với cách hiểu này thì tình hình tội phạm là trạng thái và xu thế vận động của hiện tượng tội phạm. Cách hiểu này khác với cách hiểu tương đối'phổ biến hiện nay trong các tài liệu về tội phạm học bao gồm cả các giáo trình, các sách chuyên khảo cũng như các bài viết trên các tạp chí. Trong các tài liệu này, cảc tác tố tụng hình sự, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Tội phạm học Việt Nam -Một số vân đê lí luận và thực tiễn, giả sử dụng khái niệm tình hình tội phạm cũng để chỉ “tội phạm” nhưng là tội phạm hiện thực đối tượng nghiên cứu của tội phạm học mà không phải là tội phạm pháp lí - đối tượng nghiên cứu của luật hình sự. Theo đó, tình hình tội phạm trong các tài liệu này là khái niệm dùng để chỉ tội phạm được nói đến trong tội phạm học và do vậy có sự khác với khái niệm tình hình tội phạm được sử dụng trong giáo trình này.
Từ cách đặt vấn đề trên có thể định nghĩa tình hình tội phạm như sau:
Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhât định.
Các yếu tổ của tình hình tội phạm
Căn cứ vào định nghĩa tình hình tội phạm có thể thấy, tình hình tội phạm được họp thành bởi hai yếu tố hay hai nội dung. Đó là yếu tố thực trạng và yếu tố diễn biến. Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động. Nghiên cứu tình hình tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm. Trong đó, thực trạng là nội dung “tĩnh” và ở khía cạnh: các dấu hiệu cũng như cấu trúc chung của những hành vi bị coi là tội phạm, dấu hiệu và cấu trúc cùa từng nhóm tội cũng như của từng loại tội phạm cụ thể...; còn tội phạm học nghiên cứu tội phạm là hiện tượng đã xảy ra trên thực tế về mức độ và tính chất, về nguyên nhân xảy ra và về biện pháp phòng ngừa. Tội phạm trong luật hình sự là. “tội phạm pháp lí” còn tội phạm trong tội phạm học là “tội phạm hiện thực”. Diễn biến là nội dung “động”. Nội dung “tĩnh” bao gồm cả nội dung định lượng (mức độ) và nội dung định tính (tính chất). Do vậy nội dung “động” cũng bao gồm cả “động” về định lượng và “động” về định tính.
Xem thêm: Chương 1 của Giáo trình này; Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010, tr. 8. tr. 9 và tr. 208.

Như vậy, thực trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất; diễn biển của tội phạm cũng bao gồm diễn biến về mức độ và diễn biến về tính chất.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 6)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 6)


4.Phương pháp xử lí dữ liệu
Trong nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong nghiên cứu tội phạm học nói riêng, các thông tin hay dữ liệu đã được thu thập, dù dưới dạng định tính hay định lượng đều phải được xử lí để xây dựng luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hay bác bỏ giả thuyết khoa học. cỏ hai phương hướng xử lí dữ liệu tương thích cho hai loại dữ liệu: Xử lỉ toán học đối với các dữ liệu định lượng và xử lí logic đối với các dữ liệu định tính. Xử lí toán đối với các dữ liệu định lượng là sử dụng phương pháp thống kê đê xác định quy luật thống kê của tập hợp các dữ liệu thu thập được dưới dạng sổ liệu. Xử lí logic đối với các dữ liệu định tính là sủ dụng phương pháp ìogic để đưa ra những phán đoán về bản chất và thể hiện những liên hệ logic của các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê dữ liệu định lượng là cách sắp xếp các dữ liệu dưới dạng sổ liệu để làm chúng bộc lộ các mối liên hệ và xu thế vận động của đối tượng nghiên cứu. Đây cũng có thể được coi là phương pháp sừ dụng các kỹ thuật thống kê số liệu để phán tích số liệu nên còn được gọi là phương pháp phân tích thống kê. Quá trình thống kê là quá trình áp dụng các kỹ thuật thống kê đề tạo ra các đại lượng thống kê phục vụ cho việc phân tích thông kê. Thống kê có thể được phân định thành hai loại: Thống kê mô tả và thống kê kiểm hay thống kê suy luận. Trong khi thống kê mô tả sừ dụng các đại lượng thống kê để mô tà các dữ liệu được thu thập thì thống kê kiểm tra lại sử dụng các đại lượng thống kê để kiểm tra các giả thuyết hay phán đoán về mối quan hệ giữa các biến (hay các hiện tượng). Trong thống kê mô tả, các đại lượng thống kê thường được sử dung là số tuyệt đối (thể hiện quy mô của hiện tượng), số tương đối (thể hiện sự so sánh giữa hai mức độ khác nhau của hiện tượng), số trung bình (sổ trung bình cộng số học), sổ mổt (tần số các giá trị phổ biến nhất), số trung vi (số ở vi trí chính giữa trong dãy số được sẳp xêp theo thứ tự). Trong thống kê kiểm tra, các hệ số tương quan được sử dụng (như một trong những công cụ đo mối quan hệ) để kiểm tra hướng và cường độ của mối quan hệ giữa hai biến (hiện tượng).
(1)  Xem: Hans-Dieter Sch vvind, Krimínologie: Eine praxisorientierte Einuehrung mit Beispỉeỉen, Sđd., tr. 166.
(2) Xem: Võ Cao Đảm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Sđd., tr. 127.
Số liệu sau khi được thống kê có thể được ưình bày dưới các dạng khác nhau từ thấp đến cao, như: Con sổ rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ và đồ thị, trong đó, bảng sổ liệu và biểu đồ được sừ dụng phổ biến hom cả trong nghiên cứu tội phạm học.
Bàng sổ liệu được sử dụng để làm rõ tính hệ thống, cấu trúc hoặc xu thế của các số liệu. Ví dụ: Để mô tả mức độ tội phạm ở một địa phương A trong khoảng thời gian 10 năm, có thể sử dụng bảng số liệu về số vụ, số người phạm tội ở địa phương này theo từng năm và của cả 10 năm.
Biểu đồ có thề được sử dụng đối với các số liệu mang tính so sánh. Để minh họa cho mối tương quan giữa các số liệu so sánh, có thể chuyển từ bảng số liệu sang biểu đồ. Tùy theo mục đích phân tích mà có thề sử dụng một hoặc nhiều hình thức biểu đồ khác nhau, như biểu đồ hình cột; biểu đồ hình quạt (hình tròn); biểu đồ tuyến tính (đường biểu diễn); biểu đồ bậc thang (thanh ngang)(1)...
1 Phương pháp logìc trong xử lí các dữ liệu định tính là cách đưa ra phán đoán về bản chất và những mối liên hệ logic của các hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu. Khi thực hiện phương pháp này, người nghiên cứu thường sử dụng sơ đồ để mô tả các mối liên hệ trong cấu trúc của sự vật, hiện tượng nghiên cứu. Có một số loại sơ đồ có thể dùng để thể hiện những mốỉ liên hệ chủ yếu giữa các sự vật, hiện tượng nghiên cứu, như sơ đồ nối tiếp, sơ đồ song song, sơ đồ hình cây, sơ đồ hỗn hợp (vừa nối tiếp vừa song song), sơ đồ tương tác...(2)
5. Phương pháp kiểm chứng giả thuyết kiểm chứng giả thuyết được thực hiện bằng phương pháp chứng minh giả thuyết hoặc phương pháp bác bỏ giả thuyết.
Chứng minh giả thuyếtlà một cách kiểm chứng giả thuyết thường được gặp trong nghiên cứu khoa học nói chung (so với cách bác bỏ gỉả thuyết). Chứng minh là hình thức suy luận mà trong đó tính chân xác của một phán đoán (luận điểm) được khẳng định dựa vào những luận cứ đã được công nhận về tính chân xác. Trong nghiên cứu khoa học nói chung, có thể chứng minh giả thuyết bằng một trong hai phương pháp khác nhau:
 Chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. Tuy nhiên, phương pháp chứng minh trực tiếp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu tội phạm học. Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh mà trong đó tính chân xác của giả thuyết được rút ra một cách trực tiếp từ tính chân xác của các luận cứ. Tức là dùng các luận cứ đúng để chứng minh cho giả thuyết đúng hay nói cách khác là giả thuyết đúng phải được chứng minh bởi luận cứ đúng. Ví dụ: dùng luận cứ thực tiễn (được hình thành từ những dữ liệu đã được thu thập và xử lí) có tính chân xác chứng minh cho phán đoán khoa học đúng là giữa hiện tượng A và hiện tượng B cỏ mối quan hệ nhân quả.
Trái lại trong chứng minh gián tiếp thi tính chân xác của luận điểm lại được chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận điểm.
Phương pháp bác bỏ giả thuyết ià phương pháp chứng minh tỉnh phi chân xác của giả thuyết. Cũng tương tự như chứng minh già thuyết, bác bỏ giả thuyết cũng có thể được thực hiện bằng cách bác bỏ trực tiếp và bác bỏ gián tiếp.)
Tóm lại, có hai loại phương pháp được sử dụng cho hai loại hoạt động khác nhau củạ quá trình nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học:
(1) Xem Vũ Cao Đâm, Phương pháp luận nghiền cứu khoa học, Sđd , tr. 134.
(2) Xem: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Sđd.. tr. 135.
(3) Xem: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Sdd, tr. 136.
11. Phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn.
- Phương pháp tổ chức luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học.
Mỗi loại phương pháp này lại bao gồm các nhóm phương pháp cụ thể:
Loại phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn bao gồm:
+ Nhóm phương pháp tiếp cận;
+ Nhóm phương pháp chọn mẫu;
+ Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu.
Loại phương pháp tổ chức luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học bao gồm:
+ Nhóm phương pháp xử lí dữ liệu;

+ Nhóm phương pháp kiểm định giả thuyết.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 5)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 5)

 Do tham gia vào hoạt động của người được quan sát nên người quan sát dễ dàng thám nhập, cảm nhận và hiểu sáu sắc đổi tượng nghiên cứu. Người quan sát có thể thực hiện quan sát bí mật hay công khai đối với người được quan sát. Quan sát bí mật có thể là tốt hơn đổi với người được quan sát nhưng sẽ là khó khăn hơn đối với người quan sát. Quan sát bí mật sẽ tránh được sự căng thẳng cho người được quan sát nhưng đòi hỏi người quan sát phải thâm nhập được vào nhóm người được quan sát. Trong nghiên cứu tội phạm học, quan sát có tham gia thường được sử dụng để thu thập dữ liệu định tính.
(1). Trong tiếng Anh là Quasiexperiment, Xem: Has Idaehiư Schneider (Hrsg.),
Intemationales Handbuch der Krminolipe Eand 11 Grundlagen der Kriminologie,
De Gruyter Recht Berlin, 2007, tr. 220.
Điều tra bằng hỏi: Điều ưa bằng bằng hỏi là phương pháp thu thập dữ liệu qua hỏi và trả lời dưới dạng viết. Đây vốn là phương pháp thu thập thông tin của xã hội học với tên gọi là điều tra xã hội. Phương pháp này cũng được áp dụng phô biến trong nghiên cứu tội phạm học. Khi thực hiện phương pháp này, đòi hỏi người nghiên cứu trước tiên phải chuẩn bị bảng câu hỏi và sau đó là lựa chọn đối tượng được hỏi (chọn mẫu khảo sát). Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến đối tượng được hỏi và người này gửi lại trả lời dưới dạng viết. Trả lời này chính là dữ liệu được thu thập và được xừ lí để xây dựng luận cứ thực tiễn.
Bằng câu hỏi là tập hợp các câu hỏi được thiết ké bởi nhà nghiên cứu. Có thể có nhiều cách thiết kế câu hỏi khác nhau, như câu hòi về sự kiện và câu hỏi về quan điểm, ỹ kiến cùa người được hỏi. ứng với từng loại câu hỏi sẽ có mẫu câu hỏi thích hợp. Mau câu hỏi kín là dạng câu hỏi đưa sẵn một số phương án trả lời để người được hỏi lựa chọn một trong số các phương án đó. Mầu câu hỏi mở là dạng câu hỏi không có sẵn phương án ừả lời mà để cho người được hỏi tự viết câu trả lời theo quan điểm hoặc ý kiến riêng của mình.
Phòng vẩn: Phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách hòi người đổi thoại (tức là hỏi và trả lời bằng lời nói). Cũng giống như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn được coi như cách quan sát gián tiếp mà người trực tiếp quan sát là người được hỏi. Dữ liệu thu thập bằng phương pháp này là những ghi chép về toàn bộ câu trả lời và về toàn bộ hành vi cùa người được phỏng vấn mà người nghiên cứu quan sát được trong suốt thời gian phông vấn. Phương pháp phỏng vấn có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Người nghiên cứu phải lựa chọn loại phỏng vấn thích hợp để thu thập dữ liệu phục vụ cho vĩệc xây dựng luận cứ thực tiễn. Một số loại phỏng vấn có thể được lựa chọn:
+ Phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn không cẩu trúc. Phỏng vấn cấu trúc là phỏng vấn được tổ chức có cấu trúc, tức theo các câu hỏi được xác định rõ ràng. Trong phỏng vấn không cấu trúc, người trả lời được phép trả lời một số câu hỏi theo ý riêng của mình;

+ Phỏng vấn sâu và phòng vấn để biết. Phỏng vấn sâu được dùng đề khai thác sâu hơn, chi tiết hơn về một chủ đề. Trong quả trình phỏng vấn sâu người phỏng vấn chủ yếu dùng các câu hỏi mở đề được tự do hỏi trong phạm vi các vấn đề xác định và người trả lời cũng được tự do trong cách trà lời. Phỏng vấn sâu thường được sừ dụng trong nghiên cửu trường hợp hay nghiên cứu về tiểu sử cùa con người. Trái lại, phòng vấn để biết được dùng đê khai thác thông tin chung hơn hoặc phổ biến hơn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 4)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 4)

Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong nghiên cứu tội phạm học thường áp dụng các phương pháp thu thập dữ liệu chính sau:
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp quan sát có tham gia;
- Phương pháp điều tra bằng hỏi 1 trả lời (gồm: Điều tra băng bảng hỏi; phòng vấn và điều tra tự thuật);
- Phương pháp nghiên cứu trường họp;
- Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu.
Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể được phân loại theo các cách khác nhau. Căn cứ vào cách thức tiến hành, có thê phân chia các phương pháp thu thập dữ liệu thành phương pháp thực nghiệm và các phương pháp quan sát hay phi thực nghiệm (bao gồm các phương pháp cọn lại). Căn cứ vào tính chất của dữ liệu được thu thập cỏ thể phân chia thành các phương pháp thu thập dữ liệu định lượng và các phương pháp thu thập dữ liệu định tính. Căn cứ vào nguồn gốc dữ liệu được thu thập có thể phân chia thành phương pháp thu thập dữ liệu mới và phương pháp thu thập dữ liệu sẵn có (được người khác thu thập ban đầu vì mục đích khác). Đây cũng có thể gọi là sự phân biệt giữa nhương pháp thu thập dữ liệu mới và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu).
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu thập dữ liệu từ những quan sát về tác động của những biến đổi được gây ra có chủ định cho một yếu tố (biến độc lập) đối với một yếu tố khác (biến phụ thuộc). Để thực hiện phương pháp này trong nghiên cứu tội phạm học cần phải lựa chọn hai nhóm thuộc đối tượng nghiên cửu: Nhóm thực nghiệm và nhỏm kiểm tra. Nhóm thực nghiệm là nhóm nhận được điều kiện thực nghiệm, như sự xử lí hay can thiệp có chủ định ở những biến độc lập. Sau khi thực hiện sự xử lí hay can thiệp sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá về kết quả thay đổi của những tác động này bằng cách so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm tra ở những biến phụ thuộc. Vỉ dụ: So sánh mức độ tái nghiện của nhóm người được thực hiện biện pháp hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng để có việc làm (nhóm thực nghiệm) sau ba năm với nhóm người tương ứng không được áp dụng biện pháp này (nhóm kiểm tra).
Trong nghiên cứu tội phạm học có hai cách chọn nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm tra. Đó là cách chọn ngẫu nhiên và cách chọn tương xứng. Cách chọn ngẫu nhiên là cách chọn truyên thống của phương pháp thực nghiệm theo đúng nghĩa. Còn cách chọn tương xứng là cách chọn cùa thực nghiệm gần giống. Cách chọn tương xứng là cách chọn căn cứ vào sự tương xứng vê một số đặc điểm, giới tính... của những người được chọn vào nhóm thực nghiệm hay nhóm kiểm tra.
-Điều tra tự thuật: Điều ưa tự thuật là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách hòi Phương pháp thực nghiệm thường được áp dụng ữong nghiên cứu giải thích về nguyên nhân của tội phạm và đánh giá về hiệu quả kiềm chế và ngăn ngừa tội phạm của hoạt động của các cơ quan kiểm soát tội phạm như cảnh sát, kiêm sát, toà án và thi hành án hình sự.

Quan sát có tham gia: Quan sát có tham gia là một loại quan sát. Trong đó, quan sát được hiểu là phương pháp thu thập thông tin qua các tri giác nghe, nhìn. Nguồn thông tin ờ đây là toàn bộ hành vi cùa người được quan sát và dừ liệu là toàn bộ những ghi chép, hình ảnh từ quan sát. Trong xã hội học, người ta có thể phàn chia phương pháp thành nhiều loại quan sát khác nhau, trong đó có quan sát có tham gia và quan sát không có tham gia. Quan sát có tham gia là quan sát mà người quan sát tham gia vào hoạt động của những người được quan sát. Đây là loại quan sát được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu tội phạm học vì tính có hiệu quả cao horn của nó.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 3)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 3)

 Phương pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu tội phạm học có hai nhóm cách chọn mẫu Thứ nhất là nhóm cách chọn mẫu xác xuất và thứ hai là nhóm cách chọn mẫu phi xác xuất. Một số cách chọn mẫu tiêu biểu thuộc nhỏm thứ nhất là cách chọn mẫu ngẫu nhiên đon giản, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu phân tầng. Nhóm thứ hai bao gồm các cách tiêu biểu như chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán đoán, chọn mẫu tự nguyện.
Trong các cách chọn mẫu nêu trên, các cách chọn mẫu xác xuất được sử dụng phổ biến hơn vì đảm bảo được cao nhất vể độ tin cậy và tính đại diện của các dữ liệu được thu thập từ các đon vị được chọn mẫu. Các cách chọn mẫu phi xác xuât mang tính khoa học ít hơn nên ít khi được dùng để thu thập dữ liệu cơ bản của nghiên cứu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là cách chọn mà đơn vị được chọn và đơn vị không được chọn có khả năng tham gia như nhau vào sự lựa chọn. Hay nói cách khác là xác xuất lựa chọn của mỗi đơn vị ừong tổng thể đối tượng điều tra là ngang nhau. Ví dụ: Chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách rút thăm hoặc chọn số ngẫu nhiên bằng chương trình thống kê ừên máy tính.
(1)     .Liên quan đến nội dung này có thể tìm hiểu thêm về điều tra chọn mẫu trong Giáo trình thống kê tư pháp cùa Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997. tr. 210.
(2) Về các phưorng pháp chọn mẫu có thể xem: Phạm Văn Quyết I Nguyền Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứuxă hội học, Sđd., tr. 216-238; Vũ Cao Đàm, Phương pháp Jluộn nghiên cứu khoa học, Sđd., tr. 92-93.
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Chọn mẫu hệ thống là chọn những đơn vị có số thứ tự bất kỳ và có khoảng cách bằng nhau. Vỉ dụ: Nếu chọn 100 đơn vị trong các đơn vị được đánh sổ thứ tự tiên tục đến từ 1 đến 1000 thì khoảng cách giữa các đơn vị là 10 và có thể chọn ngẫu nhiên số đầu tiên có số thứ tự là 7 và các số tiếp theo là 17, 27, 37...
Chọn mẫu phân tầng: Chọn mẫu phân tầng thường được áp dụng cho các đối tượng điều tra gồm nhiều nhóm, lóp không đồng nhất. Khác với chọn mẫu ngẫu nhiên, trong cách chọn mẫu này, các đơn vị điều tra được phân thành các lớp (tầng) hoặc nhóm khác nhau theo những đặc điểm nhất định (như theo giới tính, theo độ tuổi...), sau đó mới chọn theo cách ngẫu nhiên đơn giản hay ngẫu nhiên hệ thống từ các lóp đó theo tỷ lệ nhất định phù hợp với cỡ mẫu đã xác định.
Chọn mẫu thuận tiện: Chọn mẫu thuận tiện là cách chọn mẫu được thực hiện thuận tiện cho công tác tổ chức điều ứa, như chọn những người qua đường, những người trong một quán ăn... để phỏng vấn.
Chọn mẫn phán đoán: Chọn mẫu phán đoán là cách chọn các đơn vị tiến hành điều tra ữên cơ sỏ' phán đoán của người nghiên cứu là có những đặc điểm của đối tượng cần điều tra. Ví dụ: Người điều tra có thể phán đoán những người nào là gái mại dâm tại các tụ điểm mại dâm và lựa chọn họ để phỏng vấn.

Chọn mẫu tự nguyện: Chọn mẫu tự nguyện là cách chọn mẫu thông qua những người tự chọn mình vào mẫu chứ không phải qua người điều tra. Ví dụ: Những người tự nguyện trả lời trong các cuộc trưng cầu ý kiến qua bưu điện hoặc qua báo chí...
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 2)

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ (Phần 2)

Tiếp cận quan sát là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua quan sát (không tác động lên đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp này còn được gọi là tiếp cận không thực nghiệm. Tiếp cận quan sát hướng vào việc lựa chọn cách thu thập dữ liệu khác không phải là thực nghiệm.
Lựa chọn cách tiếp cận thực nghiệm hay các tiếp cận quan sát còn được gọi là lựa chọn trật tự nghiên cứu. Bởi vì sự lựa chọn này quyết định quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện như thế nào và bằng phương pháp thu thập dữ liệu nào.
Về tiếp cận tỏng thể và tiếp cận bộ phận                                     
Nghiên cứu tội phạm học là nghiên cứu thực tại xã hội thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Có hai cách tiếp cận thực tại xã hội: Tiếp cận tổng thể và tiêp cận bộ phận. Trong xã hội học được gọi là nghiên cứu tổng thể và nghiên cứu không tổng thể. Tiếp cận tổng thể là cách xem xét đối tượng nghiên cứu với tất cả các đơn vị của tổng thể. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có hạn chế là chi có thể tập trung được vào một số ít đặc điểm của đối tượng nghiên cứu mà không thể tất cả vì điều kiện không cho phép. Trong nhiều trường hợp, điều kiện thực tế và nguồn lực không cho phép người nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận tổng thể mà phải lựa chọn cách tiếp cận bộ phận. Tiếp cận bộ phận là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua bộ phận đại diện. Theo cách tiếp cận này, bộ phận các đơn vị thuộc tổng thể của đối tượng nghiên cứu được chọn ra và được xem xét, nghiên cứu để làm sao những dữ liệu được thu thập đảm bảo được tính đại diện cho tổng thể.
(1). Xem thêm: Bemd-Dieter Meier, Kriminologie, Sdd, tr. 2, tr. 89.

Điều đó có nghĩa là từ xem xét, nghiên cứu những dữ liệu thu thập được từ bộ phận đơn vị có thể suy ra được tổng thể. Tiếp cận bộ phận đòi Ẽồỉ phải tiến hành chọn mẫu để tìm kiếm dữ liệu như chọn nhóm đối tượng để tiến hành điều ưa bằng bảng hỏi, bằng phỏng vấn... Nói cách khác, nếu chọn cách tiếp cận bộ phận thì khi tiến hành các phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, người nghiên cửu phải xác định phạm vi đối tượng cần được khai thác dữ liệu. Khi thực hiện chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu tội phạm học nói riêng, người nghiên cứu cần thiết phải lựa chọn và sử dụng phưomg pháp chọn mẫu thích hợp để đảm bảo những dữ liệu thu thập được từ mẫu được chọn thực sự mang tính đại diện cho tổng thể của các đơn vị.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới