Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 3)



Cũng có quan niệm tương tự, Hans-Dieter Schwind - giáo sư người Đức khác cho rằng tội phạm học được hiểu là lĩnh vực nghiên cớu liên ngành, dựa trên tất cả các khoa học thực nghiệm mà những khoa học này cố mục đích là xác định phạm vi của tội phạm và tập hợp những kinh nghiệm về các hình thức thể hiện và nguyên nhân cùa tội phạm, về người phạm tội và nạn nhân của tội phạm cũng như về sự kiểm soát của các tác động xã hội bao gồm cả các khả năng xử lí đổi vói người phạm tội và tác dụng của hình phạt.(2)
Ngoài ra, quan niệm về tội phạm học hiện đại cũng có thể được tìm thấy trong tác phẩm xuất bản gần đây nhất (năm 2008) cùa giáo sư nổi tiểng khác người Đức, Hans Goppinger. Theo ông, tội phạm học là ngành khoa học thực nghiệm độc lập nghiên cửu các sự việc thuộc các lĩnh vực của con người và xã hội mà chúng liên quan đến sự hình thành tội phạm, việc phạm tội, hậu quả của tội phạm và việc ngăn chặn tội phạm cũng như việc xử lí những người phạm tội.(3)
Ở Việt Nam, trong các giáo trình hoặc sách về tội phạm học, định nghĩa về tội phạm học được đưa ra tương đối thống nhất, ừong đó nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là tội phạm và người phạm tội; nguyên nhân của tội phạm và biện pháp phòng ngừa, đẩu ừanh chống tội phạm.
(1).Xem: Bemđ-Dieter Meier, Kriminoỉogie, Sđd., tr. 2.
(2). Xem: Hans-Dieter Schvvind (Professor an der Universitaet Osnabrueck und Ruhr-Universitaet Bochum), Kriminologie: Eine praxisorientierte Einíìiehrung mit Beispielen, Kríminalistik Verlag Heidelberg, 2007, tr. 8.
(3). Xem: Hans GOppinger (Professor an der Universitaet Tuebingen), Kriminologie, Verlag C.H. Beck Muenchen, 2008, tr 1 và tr.2
Trong giáo trình xuất bản từ năm 1995, GS.TS Đỗ Ngọc Quang cho răng: ‘Tợ/ phạm học là ngành khoa học nghiên cứu những vẩn để liên quan đến tình trạng phạm tội và tội phạm...; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội.
Cùng với cách định nghĩa tương tự, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho rằng: ‘Tp/ phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
Như vậy, trong tất cả các định nghĩa khác nhau về tội phạm học, từ định nghĩa ban đầu đến định nghĩa trong thời gian gần đây đều khẳng định tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Tội phạm ở đây có nghĩa là những hành vi bị coi là tội phạm đã được thực hiện trên thực tế, vì vậy cũng có thể gọi là tội phạm hiện thực.Tội phạm hiện thực được nghiên cứu từ góc độ xã hội học như một hiện tượng xã hội số lớn và được xem như một bộ phận của thực tại xã hội. Nghiên cứu “mặt xã hội” của tội phạm hiện thực là để cộ thể đánh giá được trạng thái của bộ phận thực tại xã hội này mà tìm cách thay đổi theo hướng tích cực.
(1). Xem: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình tội phạm học, Khoa Luật Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995, tr. 8.
(2). Xem: GS.TS. Nguyên Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. CẠND, HaNội, 2001, tr. 12

(3). Theo Từ điển tiếng Việt, “hiện thực” là cái tồn tại trong thực tế, vi vậy, tội phạm hiện thực là tội phạm tồn tại trong thực tể. Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Năng vạ Trung tâm từ điển học, Hà Nội. 2004, tr. 438; Xem: Nguyễn Xuân Yêm, Hồ Trọng Ngữ, Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bán hiện đại (dịch từ tiếng Nga), Nxb. CAND, Hà Nội, 1994, tr. 27
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất :thủ tục chia tách sổ đỏsang tên sổ đỏ cần làm gì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét