Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 3)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 3)

Jeremy Bentham đã có quan điểm khá thực dụng đối với việc phòng ngừa tội phạm, ông cho rằng mọi công dân nên xăm trổ họ, tên của mình vào có tay với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhận dạng của cảnh sát. Ông cũng đưa ra ý tưởng thành lập lực lượng cảnh sật được chuyên môn hoá cho việc phòng ngừa và kiểm soát toi phạm. Đóng góp nổi bật của Jeremy Bentham đối vơi phong ngừa tôỉ phạm phải kể đến việc ông đưa ra ý tưởng xây dựng bị thống các nhà tù theo kiểu “Panopticon House”. Theo thiết kế của Jeremy Bentham thì đây là loại nhà tù xây tròn với những phòng giam bên trong (ở giữa có chồi canh gác, nod mà nhân viên giám sề'tù nhân có thể quan sát được toàn cảnh các tù nhân ừong các phòng giam), ông cho rằng “Panopticon House” nên được xây dựỉig gân hoặc trong các thành phố đê răn đe những người khác khi họ nhìn thấy những người tù đang thi hành án mà từ bỗ ý định phạm tội. Tuy nhiên, ý tưởng về xây dựng “Panopticon House” của ông không được giới cầm quyền thời kì đó ủng hộ, triển khai trong thực tế.(1)
Tư tưởng của trường phái tội phạm cổ điển đã có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với chỉnh sách hình sự cũng như hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự ở của các quốc gia ở châu Âu cũng như nước Mỹ. Vai trò của pháp luật đã được đề cao dần dần thay thế cho tính chuyên quyền độc đoán của chính phủ. Nguyên tẳc hình phạt phải tưomg xứng vói mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thừa nhận và dần dần đỏng vai trò không thể thiếu trong cẩc chính sách hĩnh sự cũng như quy định của pháp luật hình sự. Hệ thống hình phạt quy định ở các nước châu Âu đã giảm bớt tinh hà khắc, hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn lao, trường phái tội phạm học cổ điển vẫn còn hạn chế. Với quan điểm Cnò rằng nguyên nhân của tội phạm lẩ do tự do ý chí, sựHựa chọn của từng cá nhân, tội phạm học cổ đỉểĩí vin chưa làm rõ vai trò của môi trường đối với người phạm tồì, mối quan hệ giữa người phạm tội với mồi trường sống, những tình huống cụ thể dẫn đến việc một người phạm tội. Hay nói cách khác, tội phạm học cổ điển mới chỉ nghiên cứu tội phạm với tư cách là hiên tượng cá nhân mà chưa nghiên cứu một cách đầy đủ tội phạm như là hiện tượng cả nhân và xã hội. Tuy nhiên, hạn chế này khỗng thể phủ nhận đóng góp vô cùng to lởn của trường phái này đối với sự phát triển của tội phạm học.

(l)Xem: Ed. ].R. Dinvviddy, The Correspondence of Jeremy Bentham, Oxibrd, 1988, p. 373; xem: Janet Semple, Bentham's Prísón, Oxiord, 1993; xem Frank Schmalleger, Criminology Today, Sđd, tr. 117 - 118.


Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý học tội phạm

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 2)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 2)

2. Quan điểm của Jeremy Bentham
 Jeremy Bentham (1748 - 1832) được coi là một trong những người sáng lập ra trường phái tội phạm học cồ điển. Với công trình “Lời giới thiệu tới các ‘nguyên tăc của đạo đức và luật pháp” (năm 1798), ông đã đưa ra thuật ngữ gắn liền vái tên tuổi của ông. Đó là “thuyết vị lợi” (utilitarianism or hedonistic calculus).
“Thuyết vị lặp cùa Jeremy Bentham là triết lí khá thực dụng về tội phạm cũng như hỉnh phạt. Nội dung cốt lõi của “thuyết vị lợi” là: người ta đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định thực hiện hành vi của mình. Họ suy nghĩ xem có lợi hay không có lợi trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội. Tất cả hành động của con người đều được tính toán phù họp với khả năng có thể đem lại lợi ích hoặc sự bất hạnh. Theo ông, lợi ích và bất hạnh, phần thưởng và hình phạt là những nhân tố chi phối, quyết định chủ yểu đến sự lựa chọn hành vi của con người (trong đó cỏ hành vi phạm tội), ồng cho rằng mỗi cá nhân như là những “máy tính người”, họ cân nhắc tất cả các nhân tố nói trên vào phương trình để xem xét có nên thực hiện tội phạm nào đó không?
Nếu có lợi thì con người ta mới phạm tội. về thực chất, quan điểm này vẫn nhấn mạnh hành vi nói chung ữong đó có hành vi phạm tội được thực hiện vẫn do sự lựa chọn của từng cá nhân quyết định. Và điều đó có nghĩa là nguyên nhân của tội phạm thực chất vẫn là tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân. Đóng góp của ông lớn lao đến mức các nhà tộỉ phạm đã xếp ông đứng thứ hai, chỉ sau Cesare Beccaria trong trường phái tội phạm học cổ điển.

Để giảm tội phạm trong xã hội, Jeremy Bentham cho rằng phải phòng ngừa điều ác xảy ra. Đồng thời, ông cho rằng tính tất yếu của hình phạt quan trọng hơn tính nghiêm khắc của nó ừong phòng ngừa tội phạm, ông nhấn mạnh: Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội là để phòng ngừa tội phạm. Phòng ngừa là mục đích chủ yếu nhất của hình phạt. Cũng giống như Cesare Beccaria, Jeremy Bentham cho rằng pháp luật là cần thiết. Pháp luật được đặt ra để mang lại hạnh phúc cho nhân dân và ông mong muốn hạnh phức tối đa cho số lượng người đông nhất. Khi hình phạt mang lại bất hạnh cho người phạm tội, nó chỉ được chấp nhận nếu nó phòng ngừa được nhiều điều tồi tệ hơn là tạo ra sự bất hạnh đó. Nếu phòng ngừa là mục đích của hình phạt và nếu hình phạt trở nên quá tai hại bởi việc tạo ra nhiều thiệt hại hơn là tốt đẹp thì hình phạt cần phải được đặt ra cao hơn so với lợi ích mà người phạm tội có được khi thực hiện tội phạm.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: trắc nghiệm tâm lý tội phạm

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 1)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỘI PHẠM HỌC (Phần 1)

Quá trình hình thành, phát triển của tội phạm học chính là quá ừình ra đời, phát triển các thuyết, các trường phái khác nhau giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Mỗi thuyết, ơường phái đỏ đều có con đường riêng (cách tiếp cận riêng) nghiên cứu về tội phạm nhưng cũng có thể có sự kế thừa ít nhiều quan niệm cùa người đi trước và tựu điung lại các thuyết, các ừường phái đó đều cổ gắng giải thích nguyên nhân của tội phạm và đưa ra biện pháp phòng ngừa tương ứng.
Việc nghiên cứu các thuyết, các ừường phái ở cảc giai đoạn lịch sử khác nhau có ý nghĩa vỏ cùng quan trọng trong nghiên cứu tội phạm học vì giúp đảnh giả được những thành tựu, những hạn chế cùa các thuyết đề tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện việc giải thích về tội phạm cũng như xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp.
Có rất nhiều thuyết trong tội phạm học giài thích về nguyên nhân của tội phạm nhưng nhìn chung có thể chia thành bốn nhom cơ bản với các cách tiếp cận khác nhau. Đó là:
a) Trường phái tội phạm học cồ điển với cách tiếp cận dựa trên nền tảng triết học “thời kì khai sáng;
 b)Các thuyết sinh học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lí thuyết sinh học;
c)Các thuyết tâm lí với cách tiếp cận dựa trền nền tảng n thuyết tâm lí;
d)Các thuyết xã hội học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lí thuyết xã hội học. Phải thừa nhận rằng các thuyết khi lí giải về nguyên nhân của tội phạm đều có nhân tổ họp Iỉ nhẩt định, tuy nhiên, từng học thuyết đều có mặt mạnh và hạn chế riêng. Do vậy, không vì hạn chế của học thuyết nào đỏ mà chúng ta phủ nhận sự đóng góp của học thuyết đó đối với sự phát triển của tội phạm học.
Trường phái học cổ điển
Thời gian: Từ những năm 1700 đến năm 1880.
Học giả tiêu biểu: Cesare Beccaria, Jeremy Bentham.
1.Quan điểm của Cèsare Beccaria
Cesare Beccaria (1738 - 1794) có tên Italia là Cesare Bonesana sinh ra ở Milan, Italia. Cuốn “Ve tội phạm và hình phạt” (1764) của ông là công trình đánh dấu bước ngoặt cho sự ra đời của trường phái tội phạm học cổ điển.
Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, Cesare Beccaria cho I rằng nguyên nhân của tội phạrn là tự do ý chí, sự lựa chọn của  từng cá nhân. Luận điểm này của ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của thời kì khai sáng, đó là “íự do ý chí và suy nghĩ lỉ trí được thừa nhận là có vai trò quyết định đến hành vi của con người”.
Từ đó, ông đề cao vai trò của hình phạt trong phòng ngừa tội phạm. Để hình phạt có hiệu quà trong phòng ngừa tội phạm thì:
 Hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm. Nếu hình phạt ngang bàng được áp dụng đối với hai tội phạm đã gây thiệt hại cho xã hội ờ những mức độ khác nhau thì không cỏ gì cản trở con người tiếp tục thực hiện tội phạm nghiêm trọng hơn mỗi khi chúng đem lại nhiều lợi ích hơn;
Hình phạt cần phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm cùa hành vi phạm tội chứ không phải là con người phạm tội. Các tội phạm chỉ có thể được đánh giá bởi những thiệt hại gây ra cho xã hội. Con người là chù thể của tội phạm. Bởi vậy, mức độ nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc vào mục đích của người phạm tội;
Hình phạt cần áp dụng nhanh chóng thì khi đó nó có giá trị phòng ngừa tốt nhất. Hình phạt kịp thời sẽ hiệu quả hơn bởi vì nếu khoảng thời gian giữa tội phạm và hình phạt càng ngắn thì sự kết họp giữa hai ý tưởng về tội phạm và hình phạt càng mạnh mẽ và dứt khoát hơn;
Mọi ngưòi cần được đối xử bình đẳng. Hình phạt áp dụng đối với nhà quý tộc cần phải không cỏ sự khác biệt so với hình phạt đổi với những thành viên thuộc tầng lớp dưới xã hội.
Bên cạnh đó, ông cho rằng, cách tốt nhất để phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục. Đồng thời, cần phải cải thiện hệ thống tư pháp hình sự theo hướng hạn chế tính hà khắc và đẩy mạnh việc đối xử nhân đạo đối với tù nhân. Đồng thời, ông tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả cùa hình phạt tử hình trong phòng ngừa tội phạm.

Ngày nay, các nhà tội phạm học vẫn coi tư tưởng của ông trong cuốn “Tội phạm và hình phạt” là tinh hoa trí tuệ của nhân loại.

Đọc thêm tại:


Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

TỘI PHẠM HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC CÓ LIÊN QUAN (Phần 2)

tội phạm học (phần 2)

Tội phạm học cũng là khoa học nghiên cứu về tội phạm nhưng lại nghiên cứu về tội phạm như hiện tượng xã hộỉ số lớn, nguyên nhân cùa tội phạm và kiểm soát tội phạm mà hiện tượng này đã được luật hình sự quy định là tội phạm. Đồng thời, tội phạm học cũng nghiên cứu hiệu quả thực tế của luật hình sự với ý nghĩa là công cụ kiềm soát tội phạm, hiệu quả, tảc động phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt với nghĩa là những biện pháp phản ứng đối với tội phạm, hiệu quả hoạt động và xử lí vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của luật tố tụng hình sự thể hiện phản ứng của Nhà nước đối với tội phạm. Như vậy, tội phạm học không chỉ nghiên cứu “mặt xã hội” của luật hình sự mà cả của luật tổ tụng hình sự hay nói một cách khác là tội phạm học nghiên cứu “mặt xã hội” cửa luật hình sự về nội dung và của luật hình sự về hình thức.
Khi nghiên cứu các đối tượng của mình, tội phạm học không những phải dựa trên cơ sở các quy định của luật hình sự và luật tố tụng hình sự mà còn phải dựa trên cơ sở giải thích pháp luật của khoa học luật hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự. Ngược lại, những kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học cũng cung cấp những thông tin, những luận cử thực tiễn và xã hội cho khoa học luật hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự để có thể khai thác, sử dụng trong nghiên cứu phục vụ cho việc hoàn thiện những quy định của luật hình sự và luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả kiêm soát tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
Thực tế đấu tranh chống tội phạm của lực lượng cảnh sát cũng thuộc về hệ thống kiểm soát tội phạm và do đó cũng thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Khi thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực này, tội phạm học phải dựa vào những tri thức khoa học của khoa học điều tra tội phạm và ngược lại, những kêt quả nghiên cứu thực nghiệm của tội phạm học trong lĩnh vực này cũng sẽ được khoa học điều tra tội phạm khai thác và sử dụng phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm của lực lượng cảnh sát.

Bên cạnh đó còn tồn tại “kênh” quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa các khoa học về tội phạm hoặc nói cách khác là giữa tội phạm học với các khoa học khác về tội phạm. Đó là mối liên hệ của các khoa học về tội phạm với chính sách hình sự.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý tội phạm

TỘI PHẠM HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC CÓ LIÊN QUAN (Phần 1)

TỘI PHẠM HỌC VÀ CÁC NGÀNH KHOA HỌC LIÊN QUAN (Phần 1)

Tội phạm học và các khoa học về tội phạm Tội phạm học có mối quan hệ nhất định, thể hiện sự tương tác với các khoa học trong nhóm các khoa học về tội phạm. Thuộc về khoa học về tội phạm ỉà những khoa học nghiên cứu chủ yếu về tội phạm trong bất kì thể thức nào. Theo đó, khoa học về tội phạm bao gồm khoa học luật hình sự, khoa học luật tố tụng hình sự - được gọi là khoa học về tội phạm có tính pháp pf tội phạm học và khoa học điều tra tội phạm 1 được gọi là khoa học về tội phạm không có tính pháp lí hay khoa học về tội phạm mang tính thực nghiệm.
Tuy cùng nghiên cứu về tội phạm nhưng các khoa học về tội phạm nghiên cứu nó từ các góc độ khác nhau do đó có các đối tưọng nghiên cứu chuyên sâu khác nhau.
Khoa học luật hình sự nghiên cửu tội phạm và hình phạt, bao gồm các các vẩn đề cơ bản như đặc điểm chung của các hành vi bị coi là tội phạm., các dấu hiệu của từng tội phạm cụ thể, hệ thống hình phạt và hình phạt quy định cho từng tội phạm cụ thê cũng như kỹ thuật quy định tội phạm vả hình phạt trong luật hình sự. Các kết quả nghiên cứu của khoa học luật hình sự phục vụ cho việc quy định của luật hình sự cũng như vĩềc giải thích và nhận thức đúng các quy định của luật để áp dụng.
Khoa học luật tố tụng hình sự nghiên cứu các thủ tục tố tụng hình sự mà trong đó luật hình sự được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể để xác định tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, bao gồm các vấn đề cơ bản như thẩm quyền, hoạt động và các quyết định cùa các cơ quan tiến hành tố tụng; các biện pháp ngăn chặn; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tổ tụng hình sự và trình tự tổ tụng của các giai đoạn trong tổ tụng hình sự. Các kết quả nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự phục vụ cho việc quy định của pháp luật tố tụng  hình sự, giải thích và nhận thức đúng các quy định của pháp luật để áp dụng.

Khoa học điều ngừa tội phạm là khoa học về đấu tranh chống tội phạm bằng ngăn chặn và làm rõ tội phạm.Cụ thể, khoa học điều tra tội phạm nghiên cứu về các công cụ và các phương pháp ngăn chặn, phát hiện và làm rõ các hành vi phạm tội và người phạm tội. Các kết quả nghiên cứu cùa khoa học điều tra tội phạm phục vụ cho công tác đấu tranh chống tội phạm của cảnh sát.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý học tội phạm

NHIỆM VỤ CỦA TỘI PHẠM HỌC


Tội phạm học có hai nhiệm vụ cơ bản, đó là nhiệm vụ nghiên cửu thực nghiệm và nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng của tội phạm học với nghĩa là khoa học liên ngành, thực nghiệm.
 Các nhà tội phạm học theo đuổi nhiệm vụ này không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, hệ thống, kiểm chứng các dữ liệu, kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ góc độ các ngành khoa học khác nhau về hiện thực xã hội của tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và thực tiễn kiểm soát tội phạm (ví dụ các kết quả nghiên cứu nguyên nhân cùa tội phạm từ góc độ tâm lí học, tâm thần học, xã hội học) mà còn phải phân tích và lí giải về nguyên nhân, các mổi liên hệ và cơ cấu của các đối tượng nghiên cứu trên cơ sở gắn kết liên ngành các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Qua đó, những tri thức thực nghiệm được tích lũy và củng cổ, tạo thành hệ thống tri thức, học thuyết khác nhau tồn tại trong lịch sừ phát triển tội phạm học.
Kho tàng tri thức thực nghiệm có được do thực hiện nhiệm vụ này ngày một phát triển và trở thành những kiến thức cơ bản hay nền tàng của tội phạm học. Do đó, nhiệm vụ này cũng có thể được gọi là nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của tội phạm học.

Nhiệm vụ nghiên củu ứng dụng là nhiệm vụ thứ hai của tội phạm học nhưng cố ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc đưa ra những định hướng, giải pháp vận dụng những tri thức khoa học cơ bản của tội phạm học vào hoạt động thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện trong các lĩnh vực mà tri thức thực nghiệm cùa tội phạm học cần được mở rộng, phát triển và vận dụng để đưa ra những giải pháp hoặc kết luận có giá trị thực tiễn. Nhiệm vụ nghiên cứu ímg dụng được thực hiện trước tiên phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm; dự báo tội phạm; hoặc thông qua nghiên cửu về tác dụng và hiệu quả phòng ngừa của hình phạt; nghiên cứu về việc ưở thành nạn nhân của tội phạm và bảo vệ nạn nhân của tội phạm... Những phạm vi hoặc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng quan ừọng của tội phạm học thường là những phạm vi hoặc lĩnh vực mà các cơ quan tư pháp hình sự có nhu cầu lớn nhất về những thông tin được khai thác từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để cỏ thể ban hành được các quyết định hợp lí và hiệu quả nhàm phòng ngừa tội phạm. Những kết quả đem lại do thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng của các nhà tội phạm học ngày càng được phát triền, mang lại lợi ích thiết thực cho công tác phòng ngừa tội phạm và nhờ đỏ tội phạm học ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

 Nạn nhân gián tiếp đây chỉ có thể là thể nhân chứ không thể là pháp nhân vì các thiệt hại mà nạn nhân gián tiếp phải chịu thông thường chì là các tổn thất về tinh thần hay sức khoẻ, trong khi các thiệt hại mà tổ chức, pháp nhân phải chịu chỉ có thể là các thiệt hại vê kinh tê. Các nạn nhân gián tiếp cũng có thể bị thiệt hại về kinh tê nhưng các thiệt hại kinh tế này luôn gắn với các thiệt hại về tinh, thần hay sức klioẻ. Đó là các chi phí phải trả cho tiền thuốc cũng như chi phí chữa bệnh hay thu nhập mất đi do tình trạng sa sút về sức khoẻ. Đồng quan điểm này, Bernd-Dieter Meier cho rang, cũng được coi là những người chịu các hậu quả trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra là những người thân thích của các nạn nhân của các tội phạm bạo lực. Theo ông, cả những người tuy không phài người thân thích của các nạn nhân mà chỉ là những người chứng kiến sự việc phạm tội nhưng do hành vi phạm tội rất nghiêm trọng đã tác động, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí, tình eton cùa những người này thì họ cũng được coi là nạn nhân.(l) Như vậy, khái niệm nạn nhân không chỉ được mờ rộng ra các tổ chức mà còn được mở rộng ra cả những nạn nhân gián tiếp (indirect victims). Việc xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm cả nạn nhân trực tiếp và nạn nhân gián tiếp có ỷ nghĩa quan trọng. Điều đỏ trước hết giúp cho việc đánh giá chỉnh xác hậu quả thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra, từ đó xác định chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạrủ tội. Ngoài ra, việc xác định nạn nhân gián tiếp còn có ý nghĩa trong việc xác định về bồi thường và trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm.
Những thiệt hại mà nạn nhân là cá nhân phải chịu bao gồm những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm hay tài sản. Nạn nhân là tổ chức về nguyên tắc chỉ chịu những hậu quà thiệt hại về tài sản hoặc kinh tế. Xác định thiệt hại của các nạn nhân trực tiếp đã khó khăn, nhất là thiệt hại về tinh thần, tình cảm. Việc xác định thiệt hại của các nạn nhân gián tiếp còn khó khăn hơn nhiều. Một hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại gián tiếp phải là những hành vi phạm tội có tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiềm và do đó có thể gây ra những ảnh hưởng, những tác động rất xấu trong xã hội. Ví dụ, hành vi giết người bằng phương pháp ữa tấn dã man tác động rất lớn đến tâm lí, tình cảm của người thân của nạn nhân, của những người chứng kiến hành vi phạm tội hay những người trực tiếp cứu chữa cho nạn nhân.
Từ sự phân tích ờ ừên, có thể rút ra định nghĩa về nạn nhân của tội phạm theo nghĩa rộng:
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tồ chức đã chiu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thân, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra.

1). Xem: Bemd_Dieter Meier, Kriminologie, m neubearbeitete Auilage, C.H. Beck MQnchen 2005. tr. 199.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất :thủ tục mua nhà đấtthủ tục mua nhà đất

NỘI DUNG CỦA TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 3)


Phần IV. Phản ứng (kiểm soát) đối với hành vi phạm tội   
Chương 15. Tội phạm học và chính sách xã hội
Xem: Frank Schmalleger, Criminology Today, Sđd., cụốn sách này được dùng phổ biến trong các trường có đạo luật ở Mỹ.
Chương 16. Những phương hướng trong tương lai
Tiếp theo có thể viện dẫn những nội dung của tội phạm học được thể hiện trong cuốn sách về tội phạm học được dùng phổ biển trong các cơ sờ đào tạo luật ở CHLB Đức. Đó là cuồn sách “Tội phạm học” của tác giả Bemd-Dieter Meier. (2) Những nội dung sau đã được đề cập:
1.Đối tượng và sự quan tâm nhận thức của tội phạm học
2.Sự phát triển và trạng thái hiện tại của tội phạm học
3.Các học thuyết tội phạm học
4.Các phương pháp nghiên cứu tội phạm học
5.Mức độ, cơ cấu và diễn biến của tội phạm đã được thống kê
6.Nhân thân người phạm tội và nguyên nhân về tiểu sử xã hội
7.Những vấn đề của dự báo về tội phạm trong tương lai
8.Nạn nhân của tội phạm và nạn nhân hoá
9.Kiểm soát tội phạm
10.Phòng ngừa tội phạm
11.Tội phạm về kinh tế
12.Tội phạm và truy cứu hình phạt ở châu Âu.
Ở Việt Nam, một số giáo trình hoặc sách về tội phạm học đã đề cập thống nhất đến các nội dung sau của tội phạm học:
1.Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học
2.Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học
(1).Xem: Bemd-Dieter Meier, Kriminologie, Sđd.
(2)Xem: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình tội phạm học, Sdd.; GS.TS. Nguyễn
Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Sđd.
3.Phương pháp nghiên cứu tội phạm học
4.Tinh hình tội phạm
5.Nguyên nhân của tội phạm
6.Nhân thân người phạm tội
7.Dự báo tội phạm
8.Phòng ngừa tội phạm
9.Phòng ngừa một sổ loại hoặc nhóm tội phạm cụ thể.
Nội dung của tội phạm học được đề cập trong các sách hoặc giáo trình về tội phạm học nêu trên tuy có khác nhau ở khía cạnh nhất định song đã phản ánh quan điểm tương đối thống nhất của các học giả khác nhau trên thế giới về nội dung cơ bản của tội phạm học. Từ đây có thể rút ra kết luận chung rằng tội phạm học cố nội dung bao gồm hai loại vẩn đề: Thứ nhất là các vấn đề lí luận chung về tội phạm học và tội phạm hiện thực; Thứ hai là các vấn đề cụ thể về các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm.
Phần các vấn đề về lí luận chung hay cồn được gọi là phần tội phạm học đại cương bao gồm:
Khái niệm và nhiệm vụ cua tội phạm học;
Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học;
Phương pháp nghiên cứu tội phạm học;
Tình hình tội phạm;
Nguyên nhân của tội phạm;
Dự báo tội phạm;
Nạn nhân của tội phạm;
Kiểm sọát tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm.
Phần gốc vấn đề cụ thể hay còn được gọi là phần tội phạm học cụ thể hay tội phạm học của các tội phạm hoặc nhóm tội phạm cụ thể, bao gồm các nội dung về tình hình hoặc phòng ngừa tội phạm các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm cụ thể.
Nội dung của tội phạm học với tư cách là một khoa học đương nhiên sẽ quy định nội dung của môn học - tội phạm học. Theo đó nội dung của môn học tội phạm học cũng bao gồm hai phần: Tội phạm học đại cương và tội phạm học cụ thê.

Trong giáo trình “Tội phạm học” này hầu hết các vấn đề chung của tội phạm học đại cương sẽ được đề cập, riêng vấn đề dự báo tội phạm sẽ được bổ sung sau.

NỘI DUNG CỦA TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 2)


Những nội dung của tội phạm học được phản ánh ngay trong các sách viết về tội phạm học. Có thể viện dẫn ra đây nội đung cùa tội phạm học được giới thiệu trong cuốn “Giáo trình mới vê tội phạm học” của các tác giả người Nhật Bản - Miiađdzrava và Phuddzimoto. Cuốn Giáo trình này cỏ các nội dung sau.
I.Nhập môn về tội phạm học
1.Tội phạm và tội phạm ẩn
2.Thực hiện công tác tư pháp hình sự trên cơ sở khoa học và quyền con người
3.Phi hình sự hoá và phi hình phạt hoá
4.Các tội phạm không có nạn nhân và chưa thể hiện rõ tính tội phạm
5.Chính sách hình sự về nạn nhân của tội phạm
II.Các giả thuyết và học thuyết tội phạm học
1.Học thuyết tội phạm học truyền thống
2.Học thuyết “Sự buộc tội” 1 2
(1). Xem: Hans-Dieter Schvvind, Krỉminoìagie: Eine praxisorientierte EinỊùehrung mit Beispieỉen. Sđd., tr. 7.
(2). Xem: Nguyên Xuân Yêm, Hồ Trọng Ngũ, Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện đại, Sđd., tr. 33, 34 và Xem: GS.TS. Nguyễn Xuân Yêra, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Sđd, tr. 19.
3.Học thuyết trung lập hoá
4.Học thuyết về “Tội phạm học mới”
5.Học thuyết về sừ dụng các phương pháp sinh học mới.
III.Phân loại người phạm tội . Người phạm tội là phụ nữ
2.Sự tồn hại thần kinh và tội phạm
3.Những người phạm tội truyền thống
4.Những người phạm tội của nhóm tội phạm giới tính
5.Những người phạm tội vị thành niên
IV.Tiếp cận phân loại tội phạm Thành phố và tội phạm
2.Tham nhũng của các cán bộ chức vụ
3.Tội phạm lạm dụng ma tứy
4.Các nhóm tội phạm và tội phạm
5.Sự suy đồi vãn hoá và tội phạm
V.Cơ chế kiểm soát tội phạm
1. Kiểm soát xã hội và tội phạm
2.Xã hội hiện đại và cảnh sát
3.Các chức năng của viện kiểm sát và toà án
4.Giáo dục cải tạo phạm nhân
5.Giáo dục người phạm tội không bị tách khỏi xã hội
VI.Các khuynh hướng quốc tế trong phát triển tội phạm học Hoặc trong cuốn sách “Tội phạm học ngày nay” của tác giả người Mỹ - Frank Schmalleger xuất bản năm 2002, các nội dung sau đã được đề cập
Phần I. Bức tranh tội phạm
 Chương 1. Tội phạm học là gì?
 Chương 2. Các dạng của tội phạm.
 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và sự phát triển lí luận
 Phần II. Nguyên nhân tội phạm.
 Chương 4. Trường phái cổ điển và cổ điển mới
Chương 5. Những nguồn gốc thuộc về sinh học của hành vi phạm tội
Chương 6. Những cơ sở về tâm lí và thần kinh của hành vi phạm tội
Chương 7. Những học thuyết xã hội 1: Cơ cấu xã hội
Chương 8. Những học thuyết xã hội 2: Quá trình xã hội và sự sự phát triển có tính chất xã hội.
Chương 9. Những học thuyết xã hội 3: Xung đột xã hội
Phần III. Tội phạm trong thế giới hiện đại
Chương 10. Các tội xâm phạm con người
Chương 11.Các tội xâm phạm sở hữu
Chương 12. Tộỉ phạm cổ cồn trắng và tội phạm có tổ chức
Chương 13. Lạm dụng chất ma túy và tội phạm

Chương 14. Công nghệ và tội phạm

NỘI DUNG CỦA TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 1)


Tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực đồng thời là những nội dung khải quát củà tội phạm học. Mỗi nội dung này lại bao gồm các nội dung cụ thể lỉên quan. Khi nghiên cứu về tội phạm hiện thực đòi hỏi phải nghiên cứu cả về người phạm tội với ý nghĩa là chù thể gây ra tội phạm, về nạn nhân cùa tội phạm và hậu quả gây ra cho nạn nhân của tội phạm, nghiên cứu tội phạm hiện thực ở các phạm vi khác nhau, nghiên cửu tội phạm hiện thực nổi chung hay nghiên cứu nhóm hoặc loại tội phạm hiện thực cụ thể... Hoặc khi
(1). Đặc điểm này sẽ được trình bày rõ hơn trong Chương III của Giáo trình.
Nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm hiện thực cũng đòi hỏi nghiên cứu cả người phạm tội và nạn nhân của tội phạm để tìm hiểu về nguyên nhân từ phía người phạm tội và nhừng yếu tố có ảnh hưởng đến nguyên nhân của tội phạm từ phía nạn nhân của tội phạm hiện thực... Nghiên cứu về kiêm soát tội pham hiện thực bao gồm cả nghiên cửu về hiệu quả của pháp luật hình sự, hiệu quả của hình phạt, hiệu quà của hoạt động đấu tranh chổng tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng... từ góc độ phòng ngừa tội phạm và nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Trên cơ sờ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực, kiêm soát tội phạm hiện thực và các vấn đề xung quanh, liên quan đến các dối tượng nghiên cứu như đã nêu, hệ thống lí luận và những kết luận chung về các vấn đề này được hình thành và pháp triển, trở thành các nội dung cơ bản của tội phạm học.
 Điều này lí giải tại sao trong các sách hoặc tài liệu viết về tội phạm học, bên cạnh những nội dung trực tiếp ứiuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học còn có nhiêu nội dung cụ thể khác được nêu thuộc về nội dung của tội phạm học như nhân thân người phạm tội, nạn nhân của tội phạm, hình phạt học, phòng ngừa tội phạm... Như vậy, các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học đã quy định những nội dung của tội phạm học, hay cũng có thể diễn đạt cách khác là những nội dung khoa học của tội phạm học được hình thành trên cơ sở nghiên cứu các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.
Các nội dung của tội phạm học cũng được phát triển cùng với sự phát triển của tội phạm học. Từ những năm 90 của thế kỉ XX phòng ngừa tội phạm ngày càng được các nước trên thế giới quan tâm, được thể hiện từ trong chính sách hình sự đến trong hệ thống kiểm soát tội phạm đến trong nghiên cứu tội phạm học, do đó lí


luận về phòng ngừa tội phạm ngày càng được phát triển và trở thành bộ phận quan trọng của tội phạm học. Cùng với phòng ngừa tội phạm là vẩn đề lí luận về nạn nhân của tội phạm và về tác dụng, hiệu quà của hình phạt cũng được phát triển thành những bộ phận (chuyên sâu) quan trọng của tội phạm học và trong một số tài liệu còn được gọi là nạn nhân học và hình phạt học. 

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 6)


Những phân tích trên cho thấy đã có đủ cợ sở thực tiễn khoa học để khẳng định tội phạm học có đối tượng nghiên cứu độc lập, đó là tội phạm hiện thực với ý nghĩa lậ hiện tượng xã hội số lớn vạ cập hiện tượng, quá trình liên quan-trực tiếp đến tội phạm hiện thực thuộc về nguyên nhân cùa tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm thể hiện sự phản ứng xã hội đối với tội phạm hiện thực. Tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực cũng cộ thể được coi như đối tượng nghiên cứu cụ thể hay bộ phận của tổng thể đối tượng nghiên cứu của tội phạm học mà trước tiên thuộc về nó là hiện thực xã hội bao quanh các hiện tượng xầ hội ỉà tội phạm, ơiữa chúng có mối ỉiên hệ chặt chẽ với nhau.
Trong một số định nghĩa về tội phạm học đã nêu đã đề cập đến tính mục đích của tội phạm học. Tội phạm học nghiên cứu tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực là nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học đã cho thấy, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học luôn hướng tới và phục vụ cho mục đích phòng ngừa tội phạm.
Những viện dẫn và phân tích nêu trên cũng đã làm rõ những đặc điểm khoa học cùa tội phạm học. Tội phạm học không phải là khoa học đơn ngành mà là khoa học liên ngành và là khoa học thực nghiệm.(1) Những tri thức khoa học hợp thành tội phạm học được đúc kết từ các kết quà nghiên cứu 1 là những kinh nghiệm từ quan sát, tìm hiểu về tội phạm ừong thực tế như là hiện tượng xã hội, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm - không thể không dựa vào các ngành khoa học thực nghiệm liên quan đến con người và xã hội, đặc biệt là tâm lí học và xã hội học. Đúng như một học giả đã khẳng định: Tội phạm học không thể xuất hiện mà không có các khoa học liên quan.(2)
Trên cơ sở kế thừa được quan niệm truyền thống mà vẫn phù hợp với sự phẩt triển của tội phạm học hiện đại và đảm bảo sự
(1).Được coi là những khóa học thực nghiệm hay khoa học kinh nghiệm là những ngành khoa học mả trong đỏ những đổi tượng và những sự việc của thế giới, ví dụ như các hành tinh, động vật, các phương thức hành vi cùa con người được nghiên cứu qua thực nghiệm (thí nghiệm), quan sát lĩnh vực hay thăm dò ý kiến. Xem: Phán biệt giữa các khoa học thực nghiệm và các khoa học không thực nghiệm, http://de.wikipedia.org/wiki/Empirie
(2). Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorìeiuìerte Ein/uehrung mit Beispielen, Sđd., tr. 9.
Thống nhất tương đối với các quan niệm khác nhau hiện nay về tội phạm học, có thể đưa ra định nghĩa về tội phạm học như sau:
Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.

Tóm lại, định nghĩa nêu trên đã bao quát các đặc điểm cơ bản của tội phạm học. Thứ nhất là đặc điểm về đối tượng nghiên cứu độc lập cùa tội pham học, bao gồm tội phạm hiện thực, nguyêrr nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực; Thứ hai là đặc điểm về khoa học liên ngành cửa tội phạm học; Thứ ba là đặc điểm về khoa học thực nghiệm hay cũng có thể gọi là đặc đĩểm về phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của tội phạm học. Thứ tư là đặc điếm về mục đích phòng ngừa tội phạm của tội phạm học. Đây là những đặc điểm để phân biệt tội phạm học với các ngành khoa học khác, đặc biệt là các khoa học có liên quan đến tội phạm.

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 5)


(1). Để làm rõ hơn quan điểm khẳng định kiểm soát tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học và tại sao không phải là phòng ngừa tội phạm, cần thiết phải phần biệt rõ hơn về hai khái niệm này: Nội dung cùa khái niệm kiểm soát tội phạm và nội dung của khái niệm phòng ngừa tội phạm có thời gian được hiểu như nhau. Khái niệm ban đầu của phòng ngừa tội phạm là dựa trên cơ sở của luật hình sự và bảo vệ pháp luật hình sự. Do đó, phòng ngừa tội phạm được coi đơn thuần là nhiệm vụ cùa các cơ quan kiểm soát tội phạm (như công an, kiểm sát, toà án và cơ quan thi hành án hình sự). Kiểm soát tội phạm cũng góp phần và hướng tới phòng ngừa tội phạm. Mãi tới những năm 90 ở một số nước, ví dụ như ờ CHLB Đức, khái niệm phòng ngừa tội phạm mới được quan tâm, thảo luận rộng rãi và phát triển. Lúc đỏ mới có sự phân biệt rõ ràng hai khái niệm này. Hai khái niệm này cỏ nhiều điểm chung nhưng có một số diểm khác biệt. Khái niệm phòng ngừa tội phạm rộng hơn khái niệm kiêm soát tội phạm. Kiểm soát tội phạm chi là một phần cùa những cố gắng nhăm phòng ngừa tội phạm. Nêu như khái niệm kiêm soát tội phạm được đặc trưng bời các hình thức phán ứng hậu tội phạm (sau khi được thực hiện) đến người phạm tội thì khái niệm phòng ngừa tội phạm được dậc trưng bởi các biện pháp tích cực (tiên tội phạm) hướng vào sự ngăn ngừa việc thực hiện tội phạm. Kiểm soát tội phạm thuộc vẩn đề cơ bản cùa tội phạm học, còn phòng ngừa tội phạm lại đặt quan tâm hàng đâu vào sự vận dụng những kiên thức cơ bàn cùa tội phạm học. Xem: Bemd-Dieter Meier (Professor an der Universitaet Hannover), Kriminologie, Verlag C.H. Beck Muenchen 2005, tr. 271.
(2). Xem: Bemd-Dieter Meier, Kriminologie, Sdd, tr. 267.

Trong các định nghĩa đã nêu về tội phạm học, các tác giả đã có những cách thể hiện khác nhau đề cập một đối tượng nghiên của tội phạm học là kiểm soát tội phạm. Các nội dung được đề cập sau đây đều thuộc nội dung của kiểm soát tội phạm: “... các khỉa cạnh pháp li và sự kiểm soát các biện pháp và cách thức mà các cơ quan nhà nước phản ứng trước sự xảy ra của các hành vi phạm íổi...”; sự kiểm soát của các tác động xã hội bao gồm cả các khả năng xử lí đối với người phạm tội và tác dụng của hình phạt.."việc ngăn chặn hành vi phạm tội cũng như việc xử lí những người phạm tội. “Biện pháp đẩu tranh phòng chống tội phạm” được đề cập nhiều trong các tài liệu ở Việt Nam như là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học cũng có nội dung rất gần với kiểm soảt tội phạm vì chúng cũng bao gồm những biện pháp phản ứng của Nhà nước đổi với tội phạm hiện thực. Đó là những biện pháp đẩu tranh chống tội phạm mang tính phòng ngừa, như biện pháp đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm bằng pháp luật hình sự và thông qua các hoạt động cụạcác cơ quan tiễn hành tố. tụng hình sự và cơ quan thi hành án (gọi chung là các cơ quan kiểm soát tội phạm).

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 4)


Nguyên nhân cùa tội phạm cũng đã được khẳng định là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học trong hầu hết các định nghĩa về tội phạm học nêu trên. Lịch sử phát triển của tội phạm học cho thấy, nguyên nhân của tội phạm được nghiên cứu từ phía xã hội và từ phía người phạm tội và từ mỗi phía lại được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, như từ phía người phạm tội được nghiên cứu từ góc độ sinh lí và tâm lí... Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân đều được nghiệm chứng trong thực tiễn và tạo cơ sở cho việc hình thành những hệ thống tri thức, quan điểm khác nhau về nguyên nhân của tội phạm hay còn được gọi là các học thuyết trong tội phạm học. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học trên thế giới cũng có thể được coi là lịch sừ hình thành và phát triển các học thuyết về nguyên nhân của tội phạm.
Kiểm soát tội phạm cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Điều này được khẳng định rất sớm trong lịch sử phát triển tội phạm học cũng như thể hiện trong hầu hết các định nghĩa về tội phạm học đã được đưa ra.
Khái niệm kiểm soát tội phạm bắt nguồn từ khái niệm kiểm soát xã hội(2) - khái niệm của xã hội học và kiểm soát tội phạm 1 2
(1).Ngay ờ đầu thế ki XX, nhà tội phạm học người Mỹ - Ewin H. Sutherland đã khẳng định kiêm soát tội phạm là một trong 3 lĩnh vực cơ bàn của tội phạm học, bao gồm: Xâ hội học pháp luật; phân tích khoa học các nguyên nhăn cùa tội phạm và kiểm soát tội phạm. Học thuyết về kiêm soát xã hội cũng đã dược hình thành. Xem: Sutherland, Principles of Criminology, tr. 1.
(2). Để hiểu rõ hơn về kiểm soát xã hội có thể tham khảo đoạn giải thích sau: “Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát sẽ khuôn các hành vi cá nhân, các nhóm vào khuôn mẫu dã dược xâ hội thừa nhận là đúng, cần phải làm theo. Kiếm soát xã hội sẽ dùng các chế tài tiêu cực đầy các hành vi lệch lạc vào khuôn phép hay vào một trật tự” (GS. Phạm Tất Dong 1TS. Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên), Xã hội học, Nxb. Giáo dục. 2007, tr. 194).

Kiểm soát tội phạm(1) có thể được hiểu chung nhất là hệ thống tổng thể các công cụ, các cơ quan tổ chức và các quá trình mà với hệ thống này việc phản ứng xã hội đối với việc thực hiện tội phạm được thực hiện.(2) Xét về cấu trúc có hai yếu tố hợp thành hệ thống kiểm soát tội phạm, đó là các chuẩn mực xã hội dưới dạng các quy định pháp luật (trong đó quy định của pháp luật hình sự là bộ phận quan trọng) và các phản ứng khác nhau bằng các chế tài tiêu cực đối với việc thực hiện tội phạm (ví dụ ở Việt Nam là phản ứng của Nhà nước thông qua các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án hình sự). Vì vậy cũng có thể coi kiểm soát tội phạm là quá trình lựa chọn và thực hiện các phản ứng khác nhau đối với việc thực hiện tội phạm.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 3)


Cũng có quan niệm tương tự, Hans-Dieter Schwind - giáo sư người Đức khác cho rằng tội phạm học được hiểu là lĩnh vực nghiên cớu liên ngành, dựa trên tất cả các khoa học thực nghiệm mà những khoa học này cố mục đích là xác định phạm vi của tội phạm và tập hợp những kinh nghiệm về các hình thức thể hiện và nguyên nhân cùa tội phạm, về người phạm tội và nạn nhân của tội phạm cũng như về sự kiểm soát của các tác động xã hội bao gồm cả các khả năng xử lí đổi vói người phạm tội và tác dụng của hình phạt.(2)
Ngoài ra, quan niệm về tội phạm học hiện đại cũng có thể được tìm thấy trong tác phẩm xuất bản gần đây nhất (năm 2008) cùa giáo sư nổi tiểng khác người Đức, Hans Goppinger. Theo ông, tội phạm học là ngành khoa học thực nghiệm độc lập nghiên cửu các sự việc thuộc các lĩnh vực của con người và xã hội mà chúng liên quan đến sự hình thành tội phạm, việc phạm tội, hậu quả của tội phạm và việc ngăn chặn tội phạm cũng như việc xử lí những người phạm tội.(3)
Ở Việt Nam, trong các giáo trình hoặc sách về tội phạm học, định nghĩa về tội phạm học được đưa ra tương đối thống nhất, ừong đó nhấn mạnh đối tượng nghiên cứu của tội phạm học là tội phạm và người phạm tội; nguyên nhân của tội phạm và biện pháp phòng ngừa, đẩu ừanh chống tội phạm.
(1).Xem: Bemđ-Dieter Meier, Kriminoỉogie, Sđd., tr. 2.
(2). Xem: Hans-Dieter Schvvind (Professor an der Universitaet Osnabrueck und Ruhr-Universitaet Bochum), Kriminologie: Eine praxisorientierte Einíìiehrung mit Beispielen, Kríminalistik Verlag Heidelberg, 2007, tr. 8.
(3). Xem: Hans GOppinger (Professor an der Universitaet Tuebingen), Kriminologie, Verlag C.H. Beck Muenchen, 2008, tr 1 và tr.2
Trong giáo trình xuất bản từ năm 1995, GS.TS Đỗ Ngọc Quang cho răng: ‘Tợ/ phạm học là ngành khoa học nghiên cứu những vẩn để liên quan đến tình trạng phạm tội và tội phạm...; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội.
Cùng với cách định nghĩa tương tự, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho rằng: ‘Tp/ phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
Như vậy, trong tất cả các định nghĩa khác nhau về tội phạm học, từ định nghĩa ban đầu đến định nghĩa trong thời gian gần đây đều khẳng định tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Tội phạm ở đây có nghĩa là những hành vi bị coi là tội phạm đã được thực hiện trên thực tế, vì vậy cũng có thể gọi là tội phạm hiện thực.Tội phạm hiện thực được nghiên cứu từ góc độ xã hội học như một hiện tượng xã hội số lớn và được xem như một bộ phận của thực tại xã hội. Nghiên cứu “mặt xã hội” của tội phạm hiện thực là để cộ thể đánh giá được trạng thái của bộ phận thực tại xã hội này mà tìm cách thay đổi theo hướng tích cực.
(1). Xem: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình tội phạm học, Khoa Luật Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995, tr. 8.
(2). Xem: GS.TS. Nguyên Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. CẠND, HaNội, 2001, tr. 12

(3). Theo Từ điển tiếng Việt, “hiện thực” là cái tồn tại trong thực tế, vi vậy, tội phạm hiện thực là tội phạm tồn tại trong thực tể. Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Năng vạ Trung tâm từ điển học, Hà Nội. 2004, tr. 438; Xem: Nguyễn Xuân Yêm, Hồ Trọng Ngữ, Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bán hiện đại (dịch từ tiếng Nga), Nxb. CAND, Hà Nội, 1994, tr. 27.

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 2)


Cũng trong thế kỉ XX xuất hiện hàng loại định nghĩa khác về tội phạm học mà trong đó thể hiện quan điểm nhấn mạnh tính khoa học của tội phạm học như là đặc điểm riêng biệt. Tiêu biêu cho loại này là định nghĩa: “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm”.
Loại định nghĩa thứ tư là định nghĩa về tội nhạm học hiện đại. Sang thế kỉ XXI, trong các sách viết về tội phạm học có thể tìm thấy nhiều cách định nghĩa khác nhau về tội phạm học nhưng tất cả đều có nhiều điểm chung, thể hiện không dừng lại ở việc xác định chung chung ràng tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm mà đã thể hiện quan niệm toàn diện và sâu sắc hơn về đối tượng và đặc tính khoa học của tội phạm học hiện đại. Trong đó, quan niệm phổ biến cho rằng tội phạm học là khoa học thực nghiệm mang tính liên ngành nghiên cứu về tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và kiếm soát tội phạm. Dưới đây là một số quan niệm tiêu biểu về tội phạm học hiện đại:
Theo nhà tội phạm học người Mỹ Frank Schmalleger: “Tội phạm học là khoa học mà bao quanh là chuyên môn liên ngành nghiên cứu về tội phạm và hành vi phạm tội, bao gồm cả những
(1). Xem: Gennaro F. Vito and Rolald M. Holmes, Crimìnoìogy: Theory, Research, andPolicy (Belmont, CA: Wadsworth, 1994). tr. 3; Xem: Frank Schmalleger. CriminologyTodav, Sđd., tr. 14.
(2). Xem: Clement Bartolla and Simon Dinitz, ỉntroduction to Criminolog): Order and Disorder (New York: Harper and Row, 1989), tr. 548.
 Biểu hiện của nó, nguyên nhân, các khia cạnh pháp lĩ và sự kiểm soár.Trong định nghĩa này, tác giả đẵ đặc biệt nhấn mạnh hai vấn đề được đề cập, đó là phạm vi đối tượng nghiên cứu và đặc tính liên ngành của tội phạm học. Ong cho răng định nghĩa trên đã giữ đúng quan điểm thể hiện trong tác phẩm của Jâck p. Gíbbs I nhà tội phạm học xuất sắc trong thế kỉ XX: Mục đích của tội phạm học là cung cấp những trả lời khách quan trên cơ sở nghiên cứu cho 4 câu hỏi cơ bản sau: (1) Tại sao tỉ lệ tội phạm lại khác nhau?. (2) Tại sao các cá nhân phạm tội khác nhau?; (3) Tại sao lại cỏ sự khác nhau trong phản ứng đối vói tội phạm. (4) Cái gì là những biện pháp hợp lí của kiểm soát sự phạm tội?(2) Cũng theo ông, tội phạm học là khoa hợc mang tính liên ngành vì nó phải nhờ đến các ngành khoa học khác, mà có được sự tiếp cận tổng hợp để hiểu được vấn đề của tội phạm trong xã hội đưong thời và để đưa ra được các giải pháp đối với các vấn đề do tội phạm gây ra. Đó là các ngành khoa học như nhân chủng học, sinh học, xã hội học, íâm lí họe, tâm thần học...(3)

Theo Bemd-Dieter Meier - Giáo sư người Đức thì tội phạm học ỉà khoa học nghiên cứu tội phạm như hiện tượng xã hội, các nguyên nhân của hành vi phạm tội, các hậu quả cửa nó dối với nạn nhân và xã hội cũng như các biện pháp và cách thức mà các cơ quan nhà nước phản ứng trước sự xảy ra của các hành vi phạm tội; Tội phạm học là khoa học thục nghiệm nghiên cứu một cách hệ thống các sự việc có thực đã xảy ra; Tội phạm học thực hiện việc nghiên cứu mang tính liên ngành bằng cách tiếp thu và tiếp tục phát triển các phương pháp, quan điểm và ií luận của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, điền hình là tâm lí học và xã hội học.(1)