Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

CÁC CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)


CÁC CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

Đó là cơ quan công an, viện kiểm sát và toà án. Theo nghĩa dầy đủ, chống tội phạm còn bao gồm cả hoạt động thi hành án hình sự. Do vậy, chủ thể phòng ngừa tội phạm trong phạm vi các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đấu tranh chống tội phạm còn gồm các cơ quan thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự.
Xem thêm: Luật công an nhân dân.
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát và qua đó phát hiện vi phạm và tội phạm. Đó là hệ thống các cơ quan thanh tra từ trung ương đến địa phương, bao gồm cả thanh tra chung và thanh tra chuyên ngành. Thuộc về nhóm các cơ quan này còn có cơ quan kiểm toán nhà nước.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc chỉ đạo chống những nhóm tội nhất định như nhóm các tội phạm về tham nhũng, nhóm các tội phạm về an toàn giao thông v.v..
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong vỉệc phảt triển kinh tế-xã hội, trong đó có nhiệm vụ kinh tế-xã hội liên quan trực tiếp đến nguyên nhân của tội phạm cũng như nhiệm vụ thực hiện các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu, khắc phục những “kẽ hở” của các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Thuộc về nhóm chủ thể phòng ngừa tội phạm này là Chính phủ cũng như các bộ, ban, ngành trung ương, là uỷ ban nhân dân các cấp cùng các ban, ngành của địa phương.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác giáo dục con người, trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Đó ừước hết là các nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các gia đình có trách nhiệm giáo dục ý thức công dân, ý thức tôn trọng pháp luật cũng như ý thức phòng ngừa tội phạm của các thành viên thuộc phạm vi quản lí, giáo dục của mình. Các cấp chính quyền vừa trực tiếp có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật vừa có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đó trước hết là các đơn VI chức năng thuộc ngành tư pháp từ Bộ tư pháp đến các sở, phòng tư pháp ở địa phương. Bên cạnh đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật là công an, viện kiểm sát và toà án cũng có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chổng tội phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình.

Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tự bảo vệ mình trước nguy cơ trở thành nạn nhân của vi phạm và tội phạm. Qua các biện pháp quản lí, các biện pháp kĩ thuật cũng như qua các biện pháp đề phòng khác các chủ thể này có thể góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tội phạm.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TỪ PHÍA TRÁCH NHIỆM NẠN NHÂN VÀ CÔNG DÂN NÓI CHUNG (Phần 2)

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TỪ PHÍA TRÁCH NHIỆM NẠN NHÂN VÀ CÔNG DÂN NÓI CHUNG (Phần 2)

Muốn phòng ngừa tội phạm có tính hiệu quả và bền vững cần phải ưu tiên các biện pháp phòng ngừa tội phạm tác động trực tiếp theo hướng loại trừ hoặc hạn chế tác dụng của các “Tình huống tiêu cực” của môi trường xã hội.
Nguyên nhân của tội phạm luôn là sự tương tác giữa các yêu tố “tiêu cực” thuộc về môi trường xã hội và các yếu tố “tiêu cực” thuộc về nhân cách của chủ thể. Việc loại trừ hoặc hạn chế tác dụng cùa các nguyên nhân của tội phạm không đòi hỏi nhất thiết phải tác động đồng thời và đều nhau lên tất cả các yếu tố này. Tính đồng bộ, tổng thể của các biện pháp phòng ngừa tội phạm là cần thiêt nhưng tuỳ thuộc điều kiện cụ thể mà biện pháp phòng ngừa tội phạm cỏ thể tập trung, ưu tiên hướng tới những yếu tố nhất định dễ tác động có hiệu quả hơn cả. Như vậy, các định hướng của biện pháp phòng ngừa tội phạm khi được cụ thể hoá có thể sẽ không nhất thiết phải giống nhau ở các địa phương và ở'các thời điểm khác nhau cũng như đối với các nhỏm tội khác nhau. Tuy nhiên, sự ưu tiên, tập trung vào một số yếu tố chỉ có tính tạm thời còn về nguyên tắc phải tiến hành đồng bộ hướng tới tất cả các yếu tố.

Các định hướng phòng ngừa tội phạm trên đây là các định hướng có tính lí thuyết. Việc nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tội phạm theo phạm vi nhất định trong thực tế có thể tham khảo các định hướng này khi đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm nhưng đề xuất này phải dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm và kết quả giải thích nguyên phân của tội phạm. Việc đê xuât các biện pháp phòng ngừa không chỉ dừng lại ở việc đưa ra cac biện pháp mà phải giải thích được cơ chế tác động của các biện pháp đến nguyên nhân của tội phạm cũng như tính khả thi của nó. Khi đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm cũng cần xác định được các biện pháp phòng ngừa tội phạm có tính chất chung và các biện pháp phòng ngừa tội phạm cỏ tính đặc thù đồng thời cũng cần xác định thứ tự ưu tiên triển khai thực hiện các biện pháp đó.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý học tội phạm

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TỪ PHÍA TRÁCH NHIỆM NẠN NHÂN VÀ CÔNG DÂN NÓI CHUNG (Phần 1)


PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TỪ PHÍA TRÁCH NHIỆM (Phần 1)

Trong các “Tình huống tiêu cực” có hai loại tình huống tương đối đặc biệt vì liên quan tới nạn nhân và liên quan tới công dân nói chung.
Nạn nhân trong tội phạm học được hiểu: “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tố chức đã chịu thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thân, tình cảm, tài sản hoặc các quyển và lợi ích hợp pháp khác do hành vi phạm tội gây ra.Nạn nhân có thể liên quan đến nguyên nhân của tội phạm thông qua những xử sự cụ thể của cá nhân hoặc xử sự của các thành viên thuộc tổ chức. Những xử sự đó có thể là trái pháp luật hoặc không trái pháp luật. Nhưng các xử sự đó đều có cùng tính chất là góp phần vào nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Những xử sự đó có thể là- mất cảnh giác, thờ ơ hoặc thiếu trách nhiệm v.v. trong việc bảo vệ đối tượng bảo vệ cùa luật hình sự hoặc có thể là xử sự khác có tác động thúc đẩy, “khuyến khích” sự hình thành ý định phạm tội cũng như thực hiện ý định phạm tội đó ở người khác.
Phản ứng của công dân đối với hành vi phạm tội cũng như đối với hành vi vi phạm pháp luật và thái độ của họ đối với người có hành vi phạm tội hay hành vi vi phạm có ảnh hưởng nhất định đến tâm lí người phạm tội. Sẽ là áp lực tâm lí rất lớn có tác dụng kìm chế ý định phạm tội khi tất cả có thái độ sẵn sàng ngăn chặn tội phạm cũng như phát hiện tội phạm. Trái lại, tình trạng thờ ơ, thậm chí né tránh của số đông công dân trước hành vi phạm tội hiện nay đang “đỏng góp” phần không nhỏ vào việc làm “dễ dàng” việc phạm tội.
Như vậy, ở định hướng thứ tư, các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đề ra nhàm:
Khắc phục tình trạng “vô tình tạo điều kiện” cho việc phạm tội của người khác đối với chính mình;
- Tăng cường các biện pháp “làm khó” hom cho việc thực hiện tội phạm để tự bảo vệ trước các hành vi phạm tội
Giáo dục ý thức trách nhiệm trong đâu tranh với tội phạm (cũng như vi phạm) cho tất cả công dân.
Tóm lại, phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân, thực hiện tổng thể các biện pháp gắn liền với các nhóm nguyên nhân của tội phạm đệ kiểm soát, hạn chế tác dụng và để loại trừ dần những nhóm nguyên nhân này. Chống tội phạm là một trong những hoạt động cần thiết đó nhưng không phải là biện pháp phòng ngừa tội phạm có tính ưu tiên vì không phải là biện pháp phòng ngừa tội phạm hữu hiệu nhất.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều:  trắc nghiệm tâm lý tội phạm

CÁC CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

CÁC CHỦ THỂ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

Phòng ngừa tội phạm là hoạt động chung của cả xã hội được thực hiện thông qua các chủ thể khác nhau. Các chủ thể đỏ có thể là tồ chức hoặc cá nhân theo ừách nhiệm của mình có các hoạt động cụ thể nhằm không cho tội phạm xảy ra. Từ nội dung của hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng như từ các định hướng phòng ngừa tội phạm cơ bản được trình bày ờ mục trên có thể xác định được các chủ thể phòng ngừa tội phạm và nhóm thành các nhóm chủ thể phòng ngừa tội phạm khác nhau theo các tiêu chí khác nhau và sắp xếp theo một trật tự nhất định. Trong Giáo trình này, các chủ thể phòng ngừa tội phạm được sắp xếp theo trật tự bắt đầu từ các chủ thể có hoạt động trực tiếp và cụ thể nhất. Theo đó, chủ thể phòng ngừa tội phạm bao gồm:
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các hoạt động quản lí hành chính nhà nước ữong các lĩnh vực cùa đòi sống xã hội nhằm không làm phát sinh vi phạm và tội phạm. Trong đó, phải kể đến trước hết là lực lượng công an nhân dân bao gồm lực lượng an ninh nhân dân và lực lượng cảnh sát nhân dân. Theo Luật công an nhân dân, lực lượng công an nhân dân không chỉ có trách nhiệm tham gia quản lí các lĩnh vực khác nhau đề đảm bảo an ninh cũng như trật tự, an toàn xã hội mà còn có nhiệm vu phòng ngừa, phát hiện, ngàn chặn, đâu tranh chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia (bao gồm cả an nính chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh vãn hoá - tư tưởng, an ninh thông tin) cũng như các tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội (như trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, an toàn vũ khí, vật liệu nổ, an toàn trong phòng cháy, chữa cháy v.v..), Như vậy, lực lượng công an nhân dân có vai trò rất đặc biệt trong phòng ngừa tội phạm: Quản lí để phòng ngừa và đấu tranh chống vi phạm cũng như tội phạm để phòng ngừa. Bên cạnh lực lượng công an nhân dân còn có các lực lượng khác cũng trực tiếp tham gia các hoạt động tương tự như lực lượng kiểm lâm, bộ đội biên phòng, quản lí thị trường V.V..

- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong đấu tranh chống tội phạm. Đây là các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phòng ngừa tội phạm thông qua hoạt động đấu tranh chống tội phạm của mình. Đó là hoạt động điều tra, truy tố và xét xử tội phạm. Qua hoạt động này các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự góp phần ngăn chặn người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm, “răn đe” người khác không thực hiện tội phạm cũng như góp phần phát hiện các “kẽ hở” là nguyên nhân của tội phạm để có biện pháp phòng ngừa. Với trách nhiệm như vậy các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là chủ thể phòng ngừa tội phạm. 


Đọc thêm: