Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 6)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 6)

Tội phạm có thể bắt nguồn từ vi phạm pháp luật: Có người phạm tội mà việc phạm tội của họ chi là sự “phát triển” tiếp theo của các vi phạm hành chính hoặc vi phạm kỉ luật đã thực hiện trước đó. Đồng thòi cũng có những tội phạm đã xảy ra trong hoàn cảnh để tự giải quyết các vi phạm không được giải quyết bằng con đường hợp pháp một cách kịp thời. Phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng và đúng các vi phạm vừa góp phần xây dựng môi trường pháp lí nghiêm minh vừa loại trừ bớt một loại nguyên nhân cùa tội phạm. Như vậy, chống vi phạm pháp luật phải được xem như một biện pháp cần thiết của phòng ngừa tội phạm.
Tội phạm xảy ra luôn luôn gắn với tác động ở mức độ khác nhau của“tình huống tiêu cực” của môi trường xã hội, “Tình huống y tiêu cực” của môi trường xã hội không chỉ liên quan đến “phẩm 1 chất tâm lí tiêu cực” của chủ thể mà còn giữ vai ưò là một phần nguyên nhân của tội phạm khi tưomg tác với “phẩm chất tâm lí tiêu cực”.
Do vậy, tác động đến môi trường xã hội để phòng ngừa tội phạm nhằm hai mục đích - mục đích góp phần thay đổi “phẩm chất tâm lí tiêu cực” ứieo hướng tích cực và mục đích loại trừ “Tình huống tiêu cực” của môi trường xã hội là một phần nguyên nhân của tội phạm khi tương tác với “phẩm chất tâm lí tiêu cực”. Đê đạt được cả hai mục đích này đòi hỏi sự tác động đến môi trường xã hội cũng phải có những nội dung khác nhau. Ngoài những biện pháp tác động đến môi trường xã hội chung đòi hỏi phải có những biện pháp tác động đến môi trường xã hội riêng cho mỗi mục đích. Đê đạt được mục đích loại trừ “Tình huống tiêu cực” của môi trường xã hội là một phần nguyên nhân của tội phạm khi . tương tác với “phẩm chất tâm lí tiêu cực”, hoạt động phòng ngừa tội phạm cần hưởng ừước hết vào hoạt động quản lí thuộc các lĩnh vực mà ở đó tội phạm cỏ thể xảy ra để đề ra biện pháp khắc phục các “khiếm khuyết” ừong quản lí thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các “khiếm khuyết” này cóỉthể được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng có cùng tính chất như là yếu tố làm “dễ dàng” việc phạm tội. Yếu tố này có , thể xuất phát từ những hạn chế, sơ hở của vãn bản pháp luật cũng như từ các yếu kém trong hoạt động quản lí nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau.^
Như vậy, ở định hướng thứ ba, các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đề ra nhàm:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm và vi phạm;
 Khắc phục các yếu kém, “khiếm khuyết” trong quản lí nhà nước ở các lĩnh vực. Hai nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm trên đây có quan
Những “kẽ hở”của các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nổi ơ phần trên cũng là một loại yêu tố này quan hệ chặt chẽ với nhau. Nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm và vi phạm không chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe mà còn giúp phát hiện sớm và đầy đủ các yếu kém, các “kẽ hở” trong quản lí nhà nước ở các lĩnh vực để có biện pháp khắc phục.

 Các nhà nghiên cứu tội phạm học cần phát hiện nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động chống tội phạm cũng như các “kẽ hở” trong quản lí vì hoạt động chống tội phạm kém hiệu quả cũng như sự tồn tại các “kẽ hở” trong quản lí đều là yếu tố “khuyến khích”, “tạo điều kiện” cho tội phạm xảy ra. Từ việc phát hiện này có thể đề xuất các biện pháp khắc phục để phòng ngừa tội phạm. Trong đó, cần tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực và đạo đức công chức cũng như hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra...

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sách tâm lý tội phạm

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 5)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 5)

Chống tội phạm còn có ý nghĩa phòng ngừa tội phạm theo hướng thứ tư khi các biện pháp hình sự không chỉ bó hẹp là các hình phạt cỏ tính truyền thống mà còn được mở rộng thêm hệ thống hình phạt bổ sung có tính phòng ngừa và' các biện pháp có tính phòng ngừa mà trong luật hình sự Việt Nam hiện nay, các biện pháp này được gọi là các biện pháp tư pháp. Đây là các hình phạt bổ sung và các biện pháp khác có tính hình sự nhưng mục đích chính là nhàm phòng ngừa tội phạm. Theo BLHS Việt Nam các hình phạt bổ sung có tính phòng ngừa gồm hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 36); hình phạt cấm cư trú (Điều 37) và hình phạt quản chế (Điều 38). Các biện pháp tư pháp có tính phòng ngừa theo BLHS Việt Nam gồm biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Điều 43); biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trưởng giáo dưỡng (Điều 70).
Với hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm như vậy việc chống tội phạm sẽ phát huy được vai trò phòng ngừa tội phạm khi áp dụng đúng và kịp thời các biện pháp phòng ngừa tội phạm này.
Chống tội phạm không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến phòng ngừa tội phạm mà kết quả của nó còn là cơ sở cho việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm đề đề ra biện pháp phòng ngừa tội phạm thích hợp. Điều 27 BLTTHS đã thể hiện ý nghĩa này Của chống tội phạm qua khẳng định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự 'như sau: “Trong quá trình tiến hành tổ tụng hình sự, cơ quan điều trứ, việc kiểm sát và toà án cổ nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điểu kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa... ”.
- Chống tội phạm vừa là bộ phận không thể thiếu của phòng ngừa tội phạm nhưng đồng thòi cũng là mặt khác của phòng ngừa.
-Về các hình phạt và các biện pháp có tính phòng ngừà tội phạm có thể chống ta phải xem xet, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác để có thể bổ sung thêm hoặc hoàn thiện nội dung của các hình phạt và biên pháp trừng trị tội phạm. Phòng tội phạm và chống tội phạm là hai mặt không tách rời của thể thống nhất.

Chống tội phạm có hiệu quả không thể tách rời việc chống các vi phạm pháp luật. Tính nghiêm minh của pháp luật không chỉ đòi hỏi “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chỏng, công minh theo đủng pháp luật... ” mà còn đòi hỏi các vi phạm pháp luật khác cũng phải được phát hiện và xử lí kịp thời, công minh. Tội phạm và vi phạm pháp luật là hai hiện tượng xã hội tiêu cực cùng tồn tại song song nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều:  sách tâm lý học tội phạm

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 4)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 4)

 Chống tội phạm, xử lí vi phạm và vấn đề tăng cường quản lí để ngăn ngừa vi phạm và tội phạm
Chống tội phạm tuy là hoạt động giải quyết sự việc tội phạm cụ thể đã xảy ra nhưng vẫn có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa tội phạm nói chung. Mức độ tác động đến phòng ngừa tội phạm của hoạt động chống tội phạm phụ thuộc vào việc hoạt động này được thực hiện như thế nào. Do vậy, yêu cầu đặt ra cho đấu tranh chống tội phạm là: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chỏng, công minh theo đúng pháp luật... ”. Thực hiện được yêu cầu cần thiết này là tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động phòng ngừa tội phạm và đồng thời cũng là một loại hoạt động phòng ngừa tội phạm. Cụ thể:
- Phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh tội phạm đồng nghĩa với việc ngăn ngừa không để người phạm tội tiếp tục lặp lại hành vi phạm tội đã thực hiện do không có điều kiện (vì đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phải chấp hành hình phạt tước tự do...). Trái lại, nếu tội phạm đã xảy ra mà không được phát hiện thì có nhiều khả năng chủ thể sẽ tiép tục phạm tội và có thể ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh tội phạm còn có tác dụng răn đé, giáo dục người phạm tội, làm thay đôi “Phẩm chất tâm lí tiều cực” của họ theo hướng tích cực qua việc tuyên và buộc người phạm tội phải chấp hành các hình phạt cũng như các biện pháp hình sự khác và ở nghĩa này thì chống tội phạm cũng đồng thời là phòng ngừa tội phạm. Trái lại, nếu tội phạm đã xảy ra mà không được phát hiện hoặc không được xử lí nhanh chóng, công minh thì có nhiều khả năng “Phẩm chất tâm lí tiêu cực”của người phạm tội được củng cố và trở nên bền vững hon.
Phát hiện kịp thời, xử lí nhanh chóng, công minh mọi tội phạm sẽ tạo ra môi trường pháp lí nghiêm minh. Môi trường này vừa có tác dụng răn đe chung răn đe bị phát hiện cũng như răn đe bị xử lí để ngăn ngừa tội phạm xảy ra bởi những người khác và vừa là môi trường tốt cho việc giáo dục ý thức tuân theo pháp luật cũng như ý thức tham gia tích cực vào hoạt động đấu tranh chống tội phạm của công dân nói chung và qua đó góp phân nâng cao hiệu quả của đấu tranh chống tội phạm.
Xem: Khoắn 1 Điều 3 BLHS.

Với ba hướng ảnh hưởng đến phòng ngừa tội phạm trên đây. hoạt động chống tội phạm rõ ràng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm. Vai trò này của chống tội phạm phân nào đã được thể hiện qua việc BLHS Việt Nam khẳng định mục đích của hình phạt: "... không chi nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ... cỏ ỷ thức tuân theo pháp luật..., ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chổng tội phạm. ” Do vậy, chống tội phạm phải được xem là một loại biện pháp phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, chúng ta không nên coi chống tội phạm là biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản nhưng cũng không được xẹjm nhẹ biện pháp phòng ngừa tội phạm này.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nghiên cứu tâm lý tội phạm

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

Trong các nguyên nhân của tội phạm do quá trình phát triển kinh tế-xã hội làm phát sinh có nguyên nhân mà các tác giả khác có thể gọi là những “kẽ hở”.Đây chính là điều cần quan tâm khi nghiên cứu, khảo sát để xác định biện pháp phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Phát triển kinh tể-xã hội là chủ trương, chính sách, kế hoạch hoạt động chung cửa toàn xã hội. Các nhà tội phạm học eó trách nhiệm góp phần xây dựng những nội dung cụ thê của kê hoạch phát triển kinh tế-xã hội mà những nội dung đó có ý nghĩa trực tiếp đối với việc hạn chế, loại trừ nguyên nhân cửa tội phạm. Đồng thòi các nhà tội phạm học cũng có ửách nhiệm phải xác định được những ảnh hưởng xấu, những “kẽ hở” cua chính kê hoạch phát triển kinh tế-xã hội mà những ảnh hưởng xâu, những “kẽ hở” đó có thể trở thành nguyên nhân của tội phạm. Hai nhiệm vụ này có thể được các nhà tội phạm học thực hiện khi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hộì đã và đang được tiến hành. Nhưng đúng ra, các nhà tội phạm học phải tham gia ngay từ khi xây dựng kế kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội để kế hoạch đó đã có tính hoàn chỉnh ngay từ đầu.
Như vậy, ở định hướng thứ hai, các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đề ra có nội dung:
- Đề xuất ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân của tội phạm;
-  Đề xuất các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội như tạo thêm việc làm, tổ chức đào tạo nghề cho số người làm nông nghiệp bị “mất” đất do quá trình phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hoá cũng như khắc phục những "kẽ hở” của các kế hoạch này.

Trong hai nhóm đề xuất trên, cấc nhà nghiên cứu thường quan tâm nhiều đến nhỏm đề xuất thứ nhất. Nhóm đề xuất này không chỉ dễ phát hiện hơn mà còn dễ được các nhà hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế-xã hội chấp nhận vì nó phù hợp với xu hướng phát triển chung. Trái lại, nhóm đề xuất thứ hai không chi khó phát hiện hơn mà cũng khỏ thuyết phục các nhà hoạch định chính sảch kinh tế-xã hội hơn vì về hình thức bên ngoài những đề xuất này có biểu hiện như là gây khó khăn CỊịO quá trình phát triển kinh tế, Do vậy, ở định hướng thứ hai, các nhà nghiên cứu cần quan tâm nhiều hơn đến các “kẽ hở” của các kế hoạch‘ phát triển kinh tế-xã hội để đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế tác động đến sự hình thành các yếu tố có thể tạo ra nguyên nhân của tội phạm.


Đọc thêm:

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

Giáo dục và đặc biệt giáo dục lại con người là quá trình khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực tham gia liên tục cùa toàn xã hội. Bất cứ khiếm khuyết nào của môi trường giáo dục cũng như của hoạt động giáo dục đều ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục con người. Việc khắc phục những khiếm khuyết này tuy khó khăn nhưng vẫn còn đơn giản hơn nhiều so vỏd việc khắc phục hậu quả mà nó đã gây ra. Do vậy, có thê nói, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc định hướng thứ nhất là hoạt động rất khó khăn và phức tạp nhưng lại là hoạt động có ý nghĩa đặc biêt vừa cỏ tính cơ bản và vừa cỏ tính bao trùm. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa này cũng không cỏ tính độc lập tuyệt đối với các biện pháp phòng ngừa khác.
Có những nội dung của các biện pháp phòng ngừa thuộc định hướng thứ nhất có thể được tiến hành riêng biệt một cách tương đối nhưng cũng có những nội dung chỉ có thể thực hiện được trong tồng thể với các biện pháp khác. Khắc phục những hạn chế trong hoạt động giáo dục có thể thực hiện được một cách độc lập tương đối trong chừng mực nhất định. Trái lại, việc khắc phục những khiếm khuyết của môi trường giáo dục không thể không phụ thuộc vào các nhóm biện pháp khác như nhóm biện pháp phát triển kinh tế-xã hội hoặc nhóm biện pháp phát hiện và xử lí vi phạm cũng như tội phạm v.v..
Phát triển kinh tế-xã hội và việc hạn chế, khắc phục mặt trái của quá trình phát triển này
Trong nhiều công trình nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm, các tác giả đều thống nhất cho rằng phát triển kinh tế-xã hội là biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản. Chúng tôi cho rằng trong các biện pháp phòng ngừa tội phạm có biện pháp mà nội dung của nó thuộc về vấn đề phát triển kinh tế-xã hội vì có nguyên nhân của tội phạm thuộc phạm vi này. Nhưng không thể vì thế mà đồng nhất biện pháp phòng ngừa tội phạm với việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung và từ đó lại quá đề cao biện pháp này. Phát triển kinh tế-xẵ hội còn có thể làm phát sinh những hiện tượng, những quá ừình mà những hiện tượng, những quá trình này lậĩ chính là nguyên nhân cùa tội phạm. Ví dụ: Phát ừiển công nghiệp cỏ thể đi liền với việc thất nghiệp của số người làm nông nghiệp bị “mất” đất sản xuất hoặc có thể đi liền với nguy cơ xảy ra tội phạm về môi trường v.v..

Trong cuốn Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 - Những vấn đề chung), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, GS.TSKH. Đào Tri thức viết: ‘‘Những giai pháp kinh tể, xã hội ấy có tác động trực tiếp đển các nguyên nhân gổc rễ cùa tội phạm,vì vậy, chúng cỏ ý nghĩa quyết định đối với việc phòng ngừa tội phạm ” (tr. 67); Tương tự như vậy, trong cuốn Tội phạm học Việt Nam - Một số vẩn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. CAND, Hà Nội, 2000, TS. Nguyễn Mạnh Kháng viết: "... phát triển sán xuất, nâng cao mức sống của nhân dân... là một trong những biện pháp phòng ngừa tội  phạm căn bán và lâu dài.(tr. 241).

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

 Giáo dục con người và xây dựng môi trường xã hội có tính giáo dục
Một trong hai loại thành tố tương tác tạo thành nguyên nhân của tội phạm là “phẩm chất tâm lí tiêu cực” của con người. “Phẩm chất tâm lí tiêu cực” này là sản phẩm của quá trinh xã hội hoá cá nhân. Nó có thể có nguyên nhân từ những khiếm khuyết về tính giáo dục của môi trường xã hội hoặc từ chính những hạn chế trong hoạt động giáo dục của xã hội. Để thay đổi dần “Phẩm chất tâm lí tiêu cực” đã cỏ cũng như để phòng ngừa không cho phẩm chất này tiếp tục lan rộng, phát triển đòi hỏi cần phải khắc phục những khiếm khuyết, những hạn chế đó. Ở đây, cần phải xem xét bản thân hoạt động giáo dục và xem xét cả môi trường ừong đó hoạt động giảo dục xảy ra (gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cộng đồng làm việc v.v. và môi trường xã hội nói chung, trong đó bao gồm cả môi trường pháp lí). Sở dĩ như vậy vì giữa hai yếu tố này cỏ mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khiếm khuyết ữong hoạt động giáo dục có thể do chính những hạn chế của môi trường xã hội. Môi trường xã hội tốt sẽ là điều kiện thuận lợi không chỉ cho hoạt động giáo dục của xã hội có hiệu quả mà còn cho cả quá trình tự rèn luyện của cá nhân. Nó cũng là điều kiện thuận lợi cho. quá trinh xã hội hoá cá nhân tự phát diễn ra theo hướng tích cực. Môi trường xã hội tốt là môi trường có điều kiện vật chất tổt và điều kiện tinh thần lành mạnh. Trong đỏ bao gồm cả môi trường pháp lí chặt chẽ và nghiêm minh. Từ đây dẫn đến các hướng tiếp theo của các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc định hướng giáo dục con người và xây dựng môi trường xã hội có tính giáo dục dược đề ra nhằm:
Khắc phục những hạn chế trong hoạt động giáo dục trong các môi trường khác nhau, đặc biệt là môi trường gia đình và môi trường nhà trường. Trong gia đình mà bố mẹ kiếm sống bằng hành vi phạm pháp thì khố có thể đảm bảo con cái không như vậy, trái lại, một gia đình tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhân cách tốt của con cái; trong nhà trường mà không có kỉ cưomg, hiện tượng vi phạm đạo đức và pháp luật của viên chức còn diễn ra thì khó có thể đảm bảo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh có kết quà tốt v.v..;

Khắc phục những “khiếm khuyết” có tính phản giáo dục của môi trường xã hội - những “khiếm khuyết” ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của giáo dục xã hội cũng như hạn ché việc tự tu dưỡng cùa cá nhân. Trong một xã hội mà tham nhũng đã trở thành quốc nạn và việc chống không có hiệu quả thì khó có thể giáo dục ý thức chống tham nhũng cũng như khi hiện tượng vi phạm luật giao thông đường bộ cọn diễn ra phổ biến hàng ngày thì khó có thể giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho học sinh V.V..

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành tâm lý học tội phạm

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

PHÒNG NGỪA VÀ ĐẤU TRANH TỘI PHẠM (Phần 2)

PHÒNG NGỪA VÀ ĐẤU TRANH TỘI PHẠM (Phần 2)

Phòng ngừa tội phạm và kiểm soát tội phạm Kiểm soát tộỉ phạm là bộ phận của kiểm soát xã hội hay còn được gọi là kiểm soát xã hội theo pháp luật hình sự. Do vậy, để hiểu được khái niệm kiểm soát tội phạm cần phải bắt đầu từ khái niệm kiểm soát xã hội.
Xem: Guether Keiser, Kriminologie: Ein Lehrbuch, C.F Verlag 1996 tr 207
Kiểm soát xã hội được hiểu là cơ chế điều chỉnh hành vi con người theo các chuẩn mực đã được xã hội xác lập để thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Trong đó: Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Chuẩn mực xã hội tạo ra “khuôn mẫu” cho hành vi con người và đòi hỏi mỗi thành viên xã hội phải tuân theo.
Để đảm bảo sự tuân theo chuẩn mực xã hội càn phải sử dụng các biện pháp kiểm soát khác nhau. Trong đó có biện pháp kiểm soát theo hướng tạo điều kiện cho hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội (kiểm soát chủ động) và biện pháp kiểm soát theo hướng khuyến khích hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội như khen thưởng hay tặng danh hiệu ... (kiểm soát phản ứng tích cực) hoặc kìm chế hành vi lệch chuẩn như áp dụng chế tài hành chính hay hĩnh sự ... (kiểm soát phản ứng tiêu cực).
Kiểm soát tội phạm là bộ phận kiểm soát phản ứng tiêu cực đối với hành vi lệch chuẩn là tội phạm của kiểm soát xã hội có mục đích khuôn hành vi theo các chuẩn mực xã hội ừong lĩnh vực chuẩn mực xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.(2) Kiểm soát tội phạm được thực hiện thông qua việc quy định những hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi phạm tội và buộc chủ thể chấp hành chế tài hình sự.
Như vậy, kiểm soát tội phạm bao gồm hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật ừong lĩnh vực hình sự.
(1). Xem: TS.Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010, tr 170.
(2). Xem: Guether Keiser Kriminologie: Ein Lehrbuch, C.F Verlag, 1996, tr 219.
Trong đó, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự là các hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và thi hành các hình phạt hoặc biện pháp xừ lí hình sự khác đối với người phạm tội. Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động thể hiện sự phản ứng xã hội đổi với việc thực hiện tội phạm là do các cơ quan tiến hành tổ tụng hình sự và các cơ quan, tổ thức tham gia thi hành án hình sự thực hiện (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, các cơ quan thi hành án hình sự như trại giam, cơ quan và tổ chức được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án...).

Kiểm soát tội phạm với ý nghĩa là bộ phận của kiểm soát xã hội tuy có nội dung khác với phòng ngừa tội phạm nhưng có quan hệ chặt chẽ với hoạt động này. Kiểm soát tội phạm là hướng tói các tội phạm đã xảy ra, là sự phản ứng của xã hội đối với việc thực hiện tội phạm với nội dung buộc chủ thể thực hiện tội phạm phải chịu chế tài hình sự. Ở khía cạnh này, kiểm soát tội phạm và chống tội phạm có cùng nội dung. Kiểm soát tội phạm cũng có thể được coi là một nội dung đặc biệt của phòng ngừa tội phạm. Kiểm soát tội phạm không chỉ trực tiếp ngăn chặn không cho người phạm tội tiếp tục phạm tội cũng như nhằm điều chỉnh hành vi trong tương lai của họ cho phù họp vói các chuẩn mực pháp luật mà còn có tác động răn đe, giáo dục đối với những người có nguy cơ phạm tội và đối với các thành viên khác nói chung trong xã hội. Như vậy, kiểm sọát tội phạm không chi có tác dụng phòng ngừa riêng đối với người phạm tội mà còn có tác dụng phòng ngừa chung. Hiệu quả của kiểm soát tội phạm phụ thuộc vào hiệu quả của từng yếu tố hợp thành như hiệu quả của pháp luật hình sự, hiệu quả của hình phạt, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và cơ quan, tổ chức thi hành án...

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm

PHÒNG NGỪA VÀ ĐẤU TRANH TỘI PHẠM (Phần 1)

PHÒNG NGỪA VÀ ĐẤU TRANH TỘI PHẠM (Phần 1)

Đấu tranh chống tội phạm là các hoạt động phát hiện và xử lí tội phạm để bảo vệ xã hội và công dân khỏi sự xâm hại của tội phạm. Hoạt động này bao gồm: Phát hiện, điều tra, truy tố xét xử tội phạm và thi hành án hình sự. Đó là những hoạt động có đối tượng là tội phạm đã xảy ra. Trái lại, phòng ngừa tội phạm là các hoạt động nhằm không để cho tội phạm xảy ra. Hoạt động chống hay đấu tranh chổng tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm là hai hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, hai loại hoạt động này không phải độc lập hoàn toàn với nhau mà có mối quan hệ nhất định. Cụ thể:
- Chống tội phạm hay đấu tranh chống tội phạm là hoạt động trấn áp tội phạm cụ thể đã xảy ra. Hoạt dộng này không chỉ ngăn chặn không cho chủ thể tiếp tục phạm tội mà còn có giá trị răn đe, giáo dục chung và qua đó tác động nhất định đến nguyên nhân của tội phạm nên cững có giá trị phòng ngừa tội phạm.(2) Ở khía cạnh này có thể coi chống tội phạm là hoạt động đặc biệt của phòng ngừa tội phạm. Chống tội phạm được thực hiện cũng cỏ mục đích là phòng ngừa tội phạm vì cũng hướng tới môi trường và hướng tới con người theo hướng tích cực. Chống tội phạm để tạo cơ sở cho môi trường pháp lí hình sự nghiêm minh và để giáo dục ý tức tuân thủ pháp luật hình sự của mọi người. Đó là hai điều kiện quan trọng góp phần ngăn ngừa phát sinh nguyên nhân của tội phạm.
Xem: Điêu 1 và Điều 8 BLHS, trong đỏ các quan hệ xã hội cần được bảo vệ đj
được cụ thể hoá.  Cơ chế của sự tác động này là một nội dung cần được trình bày khi nói về phòng ngừa tội phạm, vấn đề này được trình bày ở phần tiếp theo.
Chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm là hai loại hoại động có nội dung riêng. Tuy cỏ quan hệ với nhau và cỏ cùng mụq đích như nêu trên nhưng hai loại hoạt động này không đồng nhất với nhau. Nếu đồng nhất hai hoạt động này sẽ dễ dẫn đến tình trạng bó hẹp phạm vi các biện pháp phòng ngừa cũng như tuyệt đối hoá biện pháp xử lí hình sự. Trong khi đó cần phải coi chống tội phạm chỉ là một trong số rất nhiều biện pháp thuộc hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần thực hiện. Tuy nhiên, chống tội phạm vẫn có tính độc lập tương đối, có nội dung, đặc điểm và yêu cầu riêng. Kết quả của chống tội phạm có hiệu quả là một trong cấc yếu tố góp phần phòng ngừa tội phạm.
Chống tội phạm vừa là bộ phận không thể thiếu của phòng ngừa tội phạm nhưng đồng thời cũng là mặt khác của phòng ngừa tội phạm. Phòng tội phạm và chống tội phạm là hai mặt không tách rời của thể thống nhất. Chống tội phạm tuy có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm nhưng vai trò này chỉ có ý nghĩa khi đặt trong tổng thể các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung. Chỉ trong tổng thếìpác biện.pháp phòng ngừa tội phạm thì chổng tội phạm mói có thể góp phần phòng ngừa tội phạm và được xem là một loại biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

Tóm lại, chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm tuy là hai hoạt động có tính độc lập tương dối nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, chúng ta có thể nối ghép hai hoạt động với nhau là phòng, chống tội phạm.

Đọc thêm:

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 4)

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 4)

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về văn hoá, giáo dục là các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá; mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phát huy tính tích cực của công tác tuyên truyền. Qua đó tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, có tính văn hoá, giáo dục cao góp phần tích cực trong việc hạn chế sự hình thành các “phẩm chất tâm lí tiêu cực”, nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như sự hiểu biết đặc biệt là ý thức tuân thủ pháp luật và tinh thần cảnh giác phòng ngừa tội phạm của mọi người V.V..
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về tổ chức, quản lí là các biện pháp nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lí, khắc phục “kẽ hở” là “tình huống tiêu cực” của môi trường - một thành tố tạo nên nguyên nhân của tội phạm V.V.. Đó là các biện pháp về quản lí hành chính nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và các biện pháp quản lí hành chính trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Trong đó có các biện pháp về mặt tổ chức nhằm hoàn thiện công tác quản lí hành chính nhà nước cũng như công tác quản lí hành chính.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về pháp luật là các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật góp phần tích cực vào công tác quản lí xã hội, phát hiện và xừ lí vi phạm cũng như tội phạm. Theo đó thì các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về pháp luật còn bao gồm cả các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống vi phạm và tội phạm V.V..
Sự phân loại trên chỉ có tính chất tương đối vì trên thực tế, các loại biện pháp phòng ngừa tội phạm luôn đan xen với nhau. Ví dụ: Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về văn hoá, giáo dục không thể không phụ thuộc vào các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về kinh tế-xã hội cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về tổ chức, quản lí V.V..
Xét về phạm vi tác động cùa các biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành:
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung;
+ Các biện pháp phòng ngừa từng nhóm tội phạm cụ thể như nhóm các tội phạm về tham nhũng, nhóm các tội phạm về cờ bạc, v.v..;
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm do từng nhóm chủ thể thực hiện như nhóm chủ thể là người chưa thành niên, nhóm chủ thể là phụ nữ, V.V..

+ Các biện pháp phòng ngừa loại tội cụ thể như tội mua bán người, tội cướp tài sản V.V..

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiềutâm lý học tội phạm

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

Các biện pháp hình sự được áp dụng đối với người phạm tội không chỉ có tác dụng đối với chính họ mà cũng còn có tác dụng răn đe đối với nhóm người có nguy cơ phạm tội. Tác dụng răn đe này chỉ có thể có khi các thông tin về việc áp dụng các biện pháp hình sự đến được nhóm người này qua các kênh khác nhau, bằng các biện pháp tuyên truyền khác nhau. Tuy nhiên, tác động răn đe này là chưa đủ. Đe phòng ngừa có hiệu quả đối với nhóm người có nguy cơ phạm tội này đòi hỏi phải có những biện pháp để có thể kiểm soát và can thiệp kịp thời, ngăn chặn “nguy cơ phạm tội” trở thành hiện thực nhưng chưa thật đây đủ và cũng chưa được chú trọng đúng mực trong việc theo dõi, giám sát việc chấp hành các hình phạt này.
Theo hướng phòng ngừa tội phạm này thì giừa biện pháp chống tội pham và biện
pháp phòng ngừa tội phạm có sự đồng nhất.
Trong BLHS Việt Nam đã có một số hình phạt có mục đích trực tiếp là phòng ngừa.
Đối với mọi người nói chung, đặc biệt là đối với những người cỏ nguy cơ trở thành nạn nhân cùa tội phạm nối riêng thì biện pháp phòng ngừa tội phạm chủ yếu là cỏ tính cảnh báo nhằm giáo dục ý thức cảnh giác với tội phạm, tham gia phát hiện tội phạm và nhất là tự mình cỏ các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuyên truyền về vấn đề này và việc triển khai các biện pháp phòng ngừa theo tuyên truyền này là nội dung của nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ ba thuộc các biện pháp phòng ngừa tội phạm thử cấp - trực tiếp.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp - trực tiếp tuy có hiệu quả phòng ngừa tội phạm nhưng chỉ trong phạm vi giới hạn, không có tính triệt để mà có tính “tình thế”. Do vậy, các biện pháp này có thể bị coi là các biện pháp bị động để phân biệt với tính chủ động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản - gián tiếp.
Cách phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm ừên đây là cách phân loại chính và chủ yếu.
- Xét về nội dung tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành:
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về kinh tế-xã hội;
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về văn hoá, giáo dục;
+ Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về tổ chức và quản lí và
+ Cầc biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về pháp luật.

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thuộc về kinh tế-xã hội là các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, đồng thời khấc phục các vấn đề xã hội mà các vấn đề này có thể góp phần hình thành nguyên nhân của tội phạm. Qua đó tạo tiền đề cho việc nâng cao đời sống vật chât cũng như tinh thân của các tâng lớp nhân dân xoá dần sự khác nhau về mức sống và mặt bằng dân trí giữa các tầng lóp dân cư cũng như giữa các vùng, miền. Phát triển kinh tế phải đồng thời hạn chế các biểu hiện mặt trái của chính sự phát triển này. Vỉ dụ: Phát triển các khu công nghiệp hay đô thị phải đi đôi với việc lường trước và khắc phục tình trạng thất nghiệp do “mất” đất sản xuất nông nghiệp cũng như lường trước và khắc phục tình trạng quản lí hành chính nhà nước không đáp ứng kịp sự phát triển V.V..

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều: trắc nghiệm tâm lý tội phạm

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp 1 trực tiếp là các biện pháp hướng tới các “nguy cơ phạm tội” cụ thẻ, tác động đến các thành tổ tạo thành nguyên nhân của tội phạm với nội dung cụ thể và trực tiếp là hạn chế, triệt tiêu hoặc “trung hoà” các thành tổ này. Thuộc về các biện pháp phòng ngừa này trước hết là các biện phảp tăng hiệu quả của quản lí hành chính nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như lĩnh vực kinh tế- xã hội, lĩnh vực an ninh, quốc phòng, lĩnh vực vãn hoá, trật tự, an toàn xã hội V.V..
Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa này còn có thể là các biện pháp tăng cường giám sát, quản lí các đối tượng có nguy cơ phạm tội hay phạm tội lại; là các biện pháp cảnh báo, hướng dẫn tránh ữở thành nạn nhân của tội phạm như tội phạm vê tình dục hay tội mua bán người V.V..
Căn cử vào mục đích cụ thể, đối tượng hướng tới và phạm vi ành hường có thể chia các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp - trực tiếp thành: Nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm đối với người phạm tội đã bị phát hiện; nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm đối với nhóm người có nguy cơ phạm tội; nhóm biện pháp phòng ngừa có tính cảnh bảo đối với nhóm chủ thể (cá nhân hoặc đơn vị) có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm và nhóm biện pháp phòng ngừa cụ thể do chính những chủ thể này thực hiện tự giác hoặc tự phát.
Thuộc về nhóm biện pháp phòng ngừa tội phạm đối với người phạm tội bao gồm không chỉ các biện pháp trách nhiệm hình sự được áp dụng cho người bị kêt án mà theo nghĩa rộng còn bao gồm cả các biện pháp nhàm phát hiện, xử lí kịp thời tội phạm. Các biện pháp này không chỉ nhàm ngăn chặn kịp thời không cho người phạm tội tiếp tục phạm tội mà còn nhằm răn đe, giáo dục họ cũng như nhằm hạn chế khả năng, điều kiện mà người phạm tội có thể sử dụng để phạm tội lại. Đe đáp ứng được điểu này đòi hỏi các biện pháp hình sự cần được mở rộng, không được phép chỉ bó hẹp là hệ thống các hình phạt truyền thống với mục đích thiên về trừng trị.

Trừng trị cũng như qua trừng trị để răn đe, giáo dục là cần thiết và là một hướng phòng ngừa tội phạm nhưng bên cạnh đỏ cũng cần có những biện pháp hình sự khác, có thể là hình phạt hoặc chỉ là biện pháp hỗ trợ mà những biện pháp này có tác dụng trực tiếp là góp phần phòng ngừa việc phạm tội lại của người bị kết án như quản chế; cấm cư trú; cấm hành nghề; câm điều khiển phương tiện giao thông cơ giới V.V..

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều:  sách tâm lý tội phạm

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

PHÂN LOẠI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Trong đó có tiêu chí theo tính chât tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm, tiêu chí theo nội dung tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm và tiêu chí theo phạm vi tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm:
- Xét về tính chất tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành 2 nhóm sau:
+ Các biện pháp phỏng ngừa tội nhạm cơ bản - gián tiếp và các biện pháp phòng ngừa tội phạm thử cấp - trực tiếp.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản - gián tiếp là các biện pháp tuy hướng tới các nguyên nhân “gốc rễ” cùa tội phạm nói chung nhung đó không phải là mục đích trực tiếp. Đây là các biện pháp nhằm tới mục đích trực tiêp là các vân đê kinh tế xã hội nhưng gián tiếp lại là các biện pháp bao trùm, có ý nghĩa đối với tất cà các tội phạm, đôi với tất cả mọi người và có tính triệt đê, giải quvêt tận gôc vân đề nguyên nhân của tội phạm. Các biện pháp này là các biện pháp có tính lâu dài, có tác dụng dân dân từng bước. Thuộc về các biện pháp này phải kể đến trước hết là các biện pháp phát triển kinh tế, ổn định xã hội, khắc phục những hạn chế, cài thiện tình hình kinh tế-xã hội như vấn đề thất nghiệp hay thất học, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư; các biện pháp lành mạnh hoá các môi trường giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá, ý thức tôn trọng pháp luật và ưách nhiệm của công dân; các biện pháp nâng cao “tính giáo dục” của pháp luật, ừong đó có pháp luật hình sự v.v...
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bàn 1 gián tiếp tuy không tác động ừực tiếp, tức thời đến nguyên nhân của tội phạm nhưng được coi là các biện pháp có tính chủ động, tích cực.
Trong các tài liệu về tội phạm học, các tác giá cùa Việt Nam còn gọi các biện pháp phòng neừa tội phạm cơ bàn 1 gián tiêp là các biện pháp phòng ngừa chuna và aoi các biện pháp phòng ngừa thứ câp I trực tiêp là các biện pháp phòng ngừa riêng đúng nghĩa  nhất và cũng là các biện pháp giải quyết vấn đề nguyên nhân cùa tội phạm một cách bền vững.

Xem thêm: Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn để lí luận và thực tiễn, Nxb. CAND, Hà Nội, 2000, tr. 246. Trong các tài liệu của các tác giả Đức, các biện phạm phòng ngừa tội phạm thường được phân loại thành các biện pháp phòne ngừa cơ bàn (primaere Praevention), các biện pháp phòng ngừa thứ câp (sekundaere Praevention) và các biện phảp phòng ngừa cá biệt (tertiaere Praevention). Xem thêm: H. Goeppinger. Tội phạm học, Nxb. C.H. Beck Muenchen. 2008. tr. 554 và các trang tiếp theo (bản tiếng Đức).

Đọc thêm:

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 3)

 Đó là ba hướng tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Cụ thể:
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới những người có nguy cơ phạm tội là nhằm kiểm soát, hạn chế, loại trừ điều kiện phạm tội cũng như nhằm giáo dục, răn đe để kiềm chế ý định phạm tội của họ.
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới những người hoặc tổ chức có khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm bao gồm các biện pháp ngăn ngừa được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm bảo vệ các đối tượng này cũng như các biện pháp cảnh báo để chính họ cỏ các biện pháp ngăn ngừa, tự bảo vệ mình.
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới khả năng phát sinh “tình huống tiêu cực” của môi trường bao gồm các biện pháp phòng ngừa bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giảm thiểu các “tình huống tiêu cực” mà các tình huống này có thể góp phần tạo ra các “phẩm chất tâm lí tiêu cực” của con người cũng như góp phần thúc đẩy việc phạm tội ở người có “phẩm chất tâm lí tiêu cực”.

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới ba hướng tác động này tạo thành hệ thống các biện pháp khác nhau, ưong đó có sự đan xen lẫn nhau, nhiều biện pháp phòng ngừa cùng hướng tới một hướng tác động và một biện pháp phòng ngừa có thể có ảnh hưởng đến nhiều hướng tác động khác nhau.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hướng tới các thành tổ tạo thành nguyên nhân của tội phạm là nhằm hạn chế, triệt tiêu hoặc “trung hoà” các thành tố này. Các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm rất đa dạng, gắn với tất cả các mặt của đời sống xã hội, luôn biến đổi theo sự phát triển kinh tế, xã hội; cơ chế hình thành và tác động của các thành tố này cũng rất phức tạp. Do vậy, các biện pháp phòng ngừa tội phạm cũng không thể chỉ là các biện pháp đơn lẻ mà phải là hệ thống đồng bộ, được tiến hành thường xuyên, liên tục và có tính lâu dài. Các biện pháp này là hoạt động chủ động không chỉ của Nhà nước mà còn là của toàn xã hội và của tất cả mọi công dân ở khía cạnh này, có thể nói hoạt động phòng ngừa tội phạm là hoạt động công và hoạt động tư, là hoạt động liên tục, găn liên và có sự thay đổi linh hoạt cùng với quá trình phát triển của xã hội nói chung. Do tính hệ thống, tính liên tục và tính thay đổi linh hoạt như vậy mà khó có thể liệt kê được một cách đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể mà chỉ cố thể khái quát các nhóm biện pháp phồng ngừa tội phạm và các định hướng phòng ngừa tội phạm.

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiềusách tâm lý học tội phạm

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 2)

Mục đích và nội dung của phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm nhằm mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm và ngăn ngừa tội phạm xảy ra. Theo đó, mục đích của phòng ngừa tội phạm có các mức độ khác rihau từ kìm chế sự gia tăng của tội phạm, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm đến ngăn ngừa tội phạm xảy ra.
Để có thể đạt được mục đích này đòi hỏi phải đưa ra được hệ thống các biện pháp phòng ngừa phù hợp với thực trạng và diễn biến của tội phạm và có tính khả thi cũng như phải tổ chức triển khai thực hiện được các biện pháp phòng ngừa này một cách đồng bộ và hợp lí.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm phải được xây dựng trên cơ sở khào sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm đã xày ra, dự báo tình hình tội phạm sẽ xảy ra và xuất phát từ các giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được xây dựng trên cơ sở xác định đúng nguyên nhân cùa tội phạm mới có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cũng như loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, n Các biện pháp phòng ngừa tội phạm được đưa ra cũng đòi hỏi phải phù hợp với điều kiện thực tế cho phép để đảm bảo tính khả thi. Khi đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm không những phải tính đến tính hiệu quả mà còn phải tính cả đến tính khả thi của biện pháp.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm là các biện pháp hướng tới các thành tố có thể tạo thành nguyền nhân của tội phạm. Các thành tố này bao gồm: “tình huống tiêu cực” của môi trường và “phẩm chất tâm lí tiêu cực” của cơn người. Trong đó, “tình huống tiêu cực” cũng bao gồm cả xử sự “tạo điều kiện” của chính nạn nhân với tư cách là cá nhân công dân hoặc với tư cách là tổ chức, pháp nhân. Như vậy, các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần hướng tới những người có nguy cơ phạm tội như người đã phạm tội, người đã có hành vi vi phạm V.V.., hướng tái những người m hoặc tổ chức có khả nàng trờ thành nạn nhân của tội phạm cũng như phải hướng tới khả năng phát sinh “tình huống tiêu cực” của môi trường.

Đọc thêm tại:



Từ khóa tìm kiếm nhiều:  nghiên cứu tâm lý tội phạm

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM (Phần 1)

1.Khái niệm phòng ngừa tội phạm  
Phòng ngừa tội phạm là nội dung nghiên cứu quan trọng của tội phạm học. Khái niệm phòng ngừa tội phạm đã được dùng thống nhất trong han hết các công trình nghiên cứu về tội phạm học ở Việt Nam, từ các giáo trình đại học đến các sách chuyên khào và tham khảo.
Phòng ngừa tội phạm, xét về mặt ngôn ngữ được hiểu là hoạt động nhãm không cho tội phạm xảy ra. Như vậy, phòng ngừa tội phạm không phải là hoạt động hướng tới tội phạm đã xày ra - tội phạm hiện thực mà là nhằm không cho tội phạm xảy ra.
Các giáo trình tội phạm học cùa Trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb. CAND năm 2004), của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (Nxb. ĐHQG Hà Nội năm 1999); Cảc sách: Tội phạm học luật hình sự và luật tố tụng hình sự của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (Nxb. CTQG năm 1994) Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn cùa Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (Nxb. CAND năm 2000); Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm của Nguyễn Xuân Yêm (Nxb. CAND nãm 2001) v.v.
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, năm 1999). "phòng ngừa là phòng không cho điểu bất lợi, tác hại xảy ra “Phòng là tìm cách ngăn ngừa, đôi phó với điểu không hav có thế xav ra, gây tác hại cho mình" (tr. 1339). Thực hiện được mục đích này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội phạm phải loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm qua việc chù động tác động đến các thành tố hợp thành nguyên nhân đó theo hướng giảm thiểu, triệt tiêu các thành tố này hoặc hạn chế tác dụng của nó. Hoạt động này không thể là hoạt động đơn lẻ mà đòi hỏi phải là hoạt động có tính tống họp của Nhà nước, của cả xã hội và của mọi công dân. Như vậy, có thể định nghĩa:
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tông hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra.

Với cách hiểu này, phòng ngừa tội phạm khác với chống tội phạm và cũng khác với kiểm soát tội phạm. Nhưng chống tội phạm cũng như kiểm soát tội phạm không phải độc lập hoàn toàn với phòng ngừa tội phạm vì chống tội phạm và kiểm soát tội phạm cũng có mục đích phòng ngừa tội phạm và trong phạm vi nhất định, hoạt động cụ thể của chống tội phạm hay kiểm soát tội phạm cũng là hoạt động phòng ngừa tội phạm, vấn đề này được trình bày cụ thể hơn ở phần tiếp theo.

Đọc thêm tại:




Từ khóa tìm kiếm nhiều: tâm lý tội phạm học

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM  (Phần 4)

Mối quan hệ gia đình và xã hội trong nhiều trường hợp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, cần phải đặc biệt chú ý đến các mối quan hệ I không lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng,  hàng xóm hay bạn bè. Những mối quan hệ không lành mạnh rất dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội, nhất là các tội phạm liên quan đến tình dục, lừa đảo hay lậm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Kinh tế phát triển, các mối quan hệ xã hội được mở rộng là điều kiện tốt để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nhiều mối quan hệ xã hội cũng làm gia tăng rủi ro và nguy cơ dễ bị hành vi phạm tội xâm hại. Đặc biệt là sự bùng nổ của công  nghệ thông tin đã làm cho mọi người có thể dễ dàng liên hệ, kết nối với nhau.
 Điều đó càng làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm đối với những người cả tin, thích kết bạn qua mạng, thích phiêu lưu mạo hiểm. Trong các mối quan hệ cũng cần kể đến mối quan hệ công tác giữa nạn nhân và người phạm tội. Do ảnh hường của thói quen hách dịch, cửa quyền, thiếu tôn trọng người dân hay do đặc điểm nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lợi ích của một số người mà một số cán bộ, viên chức với các hành vi, xử sự cùa mình đã tác động làm phát sinh và thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Do đó, loại trừ các thói quen xấu, xây dựng văn hoá công sở, nâng cao kĩ năng giao tiếp, ứng xử cũng là biện pháp quan trọng, hạn chế đáng kể nguy cơ trở thành nạn nhân của nhỏm người này. cần phải có những cảnh báo liên tục về sự phức tạp và nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm ừong các mối quan hệ này để giúp các cá nhân cỏ thể nâng cao hiểu biết, tăng cường khả năng tự bào vệ để phòng ngừa rủi ro và nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.
Một giải pháp rất quan trọng đó là xây dựng các chương trình và thành lập các tổ chức bảo vệ những người cỏ nguy cở nạn nhân hoá cao. Như ừên đã phân tích, một số nhóm người dơ những đặc điểm tâm, sinh lí mà khả năng tự bảo vệ rất hạn chế. Đó là nhóm phụ nữ, ữẻ em, ngườỉ già, người khuyết tật, người mắc bệnh tâm thần. Những nhóm người này đang ngày càng được các đổi tượng phạm tội hướng đến. Chính vì vậy thiết lập cơ chế bảo vệ những nhóm người này đang là yêu cầu cấp bách. Mô hình tự quản hay dân phòng đang phát huy tác dụng nhung vẫn chưa thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích ehính đấng của cá nhân, tổ chức, nhất là đối với những nhóm người yếu thế trong xã hội. cần phải có những tổ chức đặc thù để trợ giúp và bảo vệ những nhóm người này. Những tổ chức này phải có mối liên hệ mật thiết vớicác đối tượng được trợ giúp và bảo vệ. Lực lượng này phải luôn có mặt kịp thời khi nguy cơ bị hành vi phạm tội xâm hại sắp xảy đến hay khi các đối tượng này có nhu cầu cần được trợ giúp hay bảo vệ. Muốn vậy các tổ chức này phải được tổ chức sâu rộng trong từng cụm dân cư và phải có mối quan hệ thật sự gần gũi với các thành viên để có thể bảo vệ tốt nhất các thành viên của mình.
Việc phòng ngừa, hạn chế các rủi ro cũng như nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở kết chợp nhiều biện pháp và huy động được sức mạnh của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia

Đọc thêm:

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CÙA TỘI PHẠM (Phần 3)

PHÒNG NGỪA NGUY CƠ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CÙA TỘI PHẠM  (Phần 3)

2. Hạn chế và loại trừ các nguyên nhân khách quan
Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, một biện pháp vô cùng quan trọng là tăng cường sự gắn kết của gia đình, hàng xóm và cộng đồng dân cư. Do ảnh hường của kinh tế thị trường và đời sống công nghiệp dẫn đến lối “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, truyền thống tốt đẹp “tối lừa tắt đèn có nhau” đang ngày một mất đi, mối quan hệ gia đình, bạn bè, hàng xóm và cộng đồng dân cư đang ngày càng trở nên thiếu gán bó. Đây chính là nguyên nhân làm giảm đáng kể khả năng bảo vệ, chống lại sự xâm hại của các hành vi phạm tội, nhất là các loại tội phạm như trộm cắp, cướp, cố ý gây thưomg tích, tội phạm tình dục, thậm chí là nạn bạo hành gia đình. Một cộng đồng dân cư đoàn kết, gán bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau sẽ làm tăng rất nhiều khả năng bảo vệ khỏi sự xâm hại của các hành vi phạm tội.
Thời gian và địa điểm trong nhiều trường hợp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nạn nhân hoá. Việc tuyên truyền giáo dục đê mọi người nhận thức rõ và có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu tại những nơi, những thời điểm mà nguy cơ bị hành vi phạm tội xâm hại rất cao là vô cùng cần thiết. Để phòng tránh rủi ro, biện pháp tốt nhất là tăng cường khả năng tự bảo vệ như tránh đi một mình ở những noi vắng vẻ, không đeo nhiều đồ trang sức khi đi ngoài đường, khi vận chuyển tiền, vàng với số lượng lớn thì nên sử dụng xe chuyên dụng, thuê người bảo vệ, tránh cho trẻ em đeo đồ trang sức khi đi học, đi choi một mình...
Đối với những người hạn chế về khả năng tự bảo vệ thỉ nên đi thành những nhóm đông, tránh đi một mình, tránh đeo nhiều đồ trang sức khi đi ngoài đường... Những người hoạt động nghề nghiệp trong những lĩnh vực có nguy cơ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm như lái xe taxi, xe ôm thì không nên hành nghề quá khuya, không đi vào những đoạn đường, hay khu vực vắng vẻ... Những hiệu kinh doanh vàng bạc, hàng hoá đắt tiền không nên mở quá khuya, những lúc vắng khách vẫn phải có bảo vệ trực và không nên bố trí phụ nữ bán hàng những lúc văng khách. Những người kinh doanh trong các nhóm này cân phải được thường xuyên tập huấn các kĩ năng phòng ngừa tội phạm, thường xuyên được tuyên ừuyền về các phương pháp, thủ đoạn của tội phạm để cỏ thể đề cao cảnh giác, phối họp với các đồng nghiệp hay với các cơ quan chức năng, các lực lượng bảo vệ để tăng cường hoạt động phòng chống tội phạm.

Cần phải có những hiệp hội nghề nghiệp để kết hợp với lực lượng công an kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống tội phạm, thường xuyên cảnh báo về những phương thức thủ đoạn phạm tội mới để mọi người cùng kịp thời phòng tránh. Thời gian và địa điểm là những nhân tố khách quan nhưng nếu ý thức của mọi người tốt và luôn cảnh giác, thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa trong các khoảng thời gian, không gian có rủi ro cao thì vẫn có thể tránh được các nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm.

Đọc thêm tại: