Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

KHÁI NIỆM CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

KHÁI NIỆM CỦA TỘI PHẠM (Phần 1)

Các nhà tội phạm học trước đây khi lí giải về nguyên nhân của tội phạm đã dựa vào học thuyết để giải thích, cách lí giải đó ít nhiều có cơ sở và không thể phù nhận sự đóng góp của các học thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm học. Tuy nhiên, ngày nay, khoa học và đời sống xã hội ngày càng phát triển, do vậy, nếu chỉ dựa vào học thuyết để giải thích về nguyên nhân của tội phạm thì cách tiếp cận đó mới chỉ giải thích nguyên nhân của tội phạm ở phạm vi hẹp và trên phương diện nhất định. Ví dụ như “thuyết bắt chước” giải thích về nguyên nhân của tội phạm mới chỉ đưa ra được một nhân tố có thể tác động làm phát sinh tội phạm, đó là “tâm lí bắt chước” của người phạm tội và chưa chỉ ra được các nhân tố khác có thể tác động làm phát sinh tội phạm. Khi tìm hiểu bất kì vụ án cụ thể nào, ta sẽ thấy tội phạm phát sinh là do tác động của nhiều nhân tố khác nhau và không phải là tác động chỉ từ nhân tố nào đó. Các nhân tố được coi là “tác nhân” làm phát sinh tội phạm có sự tác động qua lại với nhau và trong tình huống cụ thể, nhất định mới có thể làm phát sinh tội phạm. Chính vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận đa chiều với việc phân tích các nhân tố khác nhau có thể tác động, ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ rút ra được những nhân tố nào là nguyên nhân chủ yếu trong việc phát sinh tội phạm, trên cơ sờ đó việc xây dựng biện pháp phòng ngừa mới có định hướng cụ thể, có tính tập trung và không bị dàn trải.
Từ việc phân tích trên, có thể hiểu: Nguyên nhân của tôi phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội.
Ở mức độ tổng quan, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành những nhóm nguyên nhân sau:
+ Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống;
+Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội;
+ Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội phạm).
 2. Phân loại nguyên nhân của tội phạm Tội phạm phát sinh là kết quả tác động của hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Trong tội phạm học, các nhà khoa học có các cách phân loại nguyên nhân của tội phạm sau:
 *Căn cứ vào mức độ tác động của nguyên nhân trong việc ỉàm phát sinh tội phạm, cỏ thể chia nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tổ đóng vai trò chủ chốt trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng số các nhân tổ làm phát sinh tội phạm.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét