Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 2)

ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘi (Phần 2)

2. Nhóm đặc điểm tâm lí
Thuộc về nhóm đặc điểm tâm lí của người phạm tội thường được kể đến là những đặc điểm tâm lí tiêu cực của người phạm tội.
Mặt bên trong của nhân thân người phạm tội được thể hiện ở những quan điểm, quan niệm, thái độ đối với giá trị xã hội khác nhau như thái độ đối với nghĩa vụ công dân, đối với Tổ quốc, đối với lao động, đối với học tập, đối với tài sản, đối với gia đình, đổi với bạn bè, người thân, những người xung quanh và đối với chính bản thân. Các quan niệm về tình bạn, lòng đũng cảm, lòng thủy chung, sự trung thành, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác... Khi một người định hướng đối với giá trị nào đó cho là chủ yếu thì chúng ta eó thể đánh giá được khuynh hướng phát triển của nhân cách. Những đặc điểm tâm lí này được xác định bởi những nhu cầu, hửng thú, sở thích đối với những loại hoạt động chủ yếu của con người.
Gắn với mỗi loại hành vi phạm tội có thể có nhóm đặc điểm tâm lí nhất định. Ví dụ: Đối với người phạm tội có tính vụ lợi có thể nêu ra ở đây các đặc điêm như thái độ lao động lười nhác- nhu cầu vật chất không chính đáng; tu tưởng ích kỉ làm ít hưởng nhiều; tư tưởng làm giàu không chính đáng, thích tích lũy tiền của và báu vật, dùng tiền để đáp ứng nhu cầu không chính đang (ma túy, mại dâm, cờ bạc)... Nghiên cứu nhu cầu, sở thích và biện pháp đáp ứng nhu cầu của những người phạm tội cho thấy phần đông người phạm tội là do ngộ nhận, đề cao nhu cầu vật chất, có sở thích, thói quen xấu và cách thức đáp ứng nhu cầu bất hợp pháp kể cà việc phạm tội.
Ở đây, cũng cần đề cập ý thức pháp luật của người phạm tội. Thực tế cho thấy những ai có ý thức pháp luật tốt thi có thói quen xử sự tuân theo pháp luật. Trái lại, ở những người phạm tội thường có ý thức pháp luật kém, họ hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có thái độ tiêu cực đối với các chuẩn mực pháp luật, thở ơ với sự trừng phạt, không sợ bị trùng phạt vì cho rằng hành vi phạm tội khó bị phát hiện hoặc có sự bao che v.v.. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy một bộ phận người phạm tội khi bị kết án có tâm lí phủ nhận lỗi của mình và tìm cớ cho rằng phạm tội là bắt buộc.

Trình độ học vấn và sự phát triển của trí tuệ có ảnh hưởng đén nhu cầu và lợi ích, đến cách sử dụng thời gian và cách xử sự của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nghiên cứu dấu hiệu này cho thấy trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chung thấp hơn so với những người không phạm tội ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, những người phạm tội ở các loại tội phạm khác nhau thì có trình độ học vấn cũng khác nhau. Chẳng hạn những người phạm tội tham nhũng có trình độ học vấn cao hơn những người phạm tội khác.

Xem thêm : thủ tục đăng ký lao động

1 nhận xét: