Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)

NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM (Phần 4)
Nguyên nhân từ phía người phạm tội
Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội lâu nay ít được các nhà tội phạm học nước ta quan tâm nghiên cứu. Khi đề cập nguyên nhân của tội phạm, các nhà tội phạm học nước ta mới chỉ chú ừọng đến các nguyên nhân từ môi trường sống (vì quan niệm rằng tội phạm là hiện tượng xã hội). Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng tội phạm là hiện tượng có tính cá nhân và xã hội. Tội phạm do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân người phạm tội) thực hiện, do đó nó không thể không mang đặc tính riêng biệt của cá nhân. Nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy, được dấu hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thê dự đoán được tội phạm xảy ra trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù họp. cần lưu ý là ứong các dâu hiệu thuộc về người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm, cỏ những dấu hiệu thuộc vê người phạm tội có tính bâm sinh (như dấu hiệu giới tính) nhưng cũng có những dấu hiệu được hình thành trong quả trình sống của người phạm tội (như dấu hiệu tâm lí thích hường lạc không lành mạnh, tính ích kỉ...). Việc làm rố những dấu hiệu “tiêu cực“ của người phạm tội được hình thành trong quá trình sổng - tác nhân làm phát sinh tội phạm, có ý nghĩa rất quan trọng. Đây chính là cơ sở để người nghiên cứu làm rõ nguyên nhân của tội phạm, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện môi trường sống có liên quan đến việc phát sinh tội phạm.
Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội thường tập trung vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu sau:
Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội cỏ thê ảnh hưởng đến việc phạm tội như: tuổi, giới tính và một số đặc điểm sinh học khác (như lượng hooc-môn trong cơ thề, hàm lượng insulin trong máu...).
Vi dụ: Do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách manh mẽ quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhẳc khi thực hiện hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao tỉ lệ nam giớỉ phạm tội thường cao hơn nỡ giói (tất nhiên, việc nam giới phạm tội cao hơn nữ giới cũng còn do một số nguyên nhân khác).
*Nhóm dấu hiệu tâm lí của người phạm tội có thế ảnh hưởng, tác động nhất định đến việc phạm tội như:
+ Tính ích kỉ;
+ Tính hám lợi;
Tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập;
Nhóm các dấu hiệu về văn hoá- xã hội, nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội. Ví dụ: Người mù chữ hoặc có trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội cao trong các tội xâm phạm sở hữu.

Đê làm sáng tỏ ba nhóm dấu hiệu trên của người phạm tội, người nghiên cứu thường sử dụng phưong pháp nghiên cứu mẫu, đặc biệt là nghiên cứu tuổi thơ và thời kì bắt đầu trưởng thành của người phạm tội. Từ việc nghiên cứu những vụ án có tính chất điên hình sẽ rút ra những kết luận có tính quy luật chung hoặc lặp đi lặp lại ở số lượng ngưòi đáng kể.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét