Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 1)

KHÁI NIỆM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI (Phần 1)


 Xét về mặt ngôn ngữ, khái niệm nhân thân người phạm tội được hình thành từ khái niệm “nhân thân” vầ khái niệm “người phạm tội”. Như vậy, khái niệm nhân thân người phạm tội được hiểu là‘nhân thân người có lỗi ữong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm. Do vậy, khi nghiên cứu khái niệm nhân thân người phạm tội cần phải bắt đầu từ khái niệm nhân thân con người.
Bản chất cùa con người bao gồm những nội dung về sinh học, tâm lí và xã hội. Con người muốn tồn tại đòi hỏi phải có quá trình hoạt động để phục vụ cho cuộc sống bản thân như ăn, uống, nghi ngoi... Đồng thời ừong bất kỳ xã hội nào, con người không bao giờ sông tách rời, riêng biệt mà bao giờ cũng có quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt khác. Con người luôn luôn tồn tại ữong những mối quan hệ kinh tế, chính trị, tư tường, pháp luật, giảo dục, văn hoá và các mối quan hệ khác.
Con người không chỉ có quan hệ với những người đương thời mà còn có quan hệ với Các thế hệ trước biểu hiện là thê hệ sau đã kế thừa một lực lượng sâri xũẩt vá di sản văn hoá mà các thê hệ trước tích lũy được. Hay nói cách khác lịch sử phát triển của từng cá nhân không thể tách ròi lịch sử của những người đương thời và lịch sử của bậc tiền bối. Như vậy, đời. sống sinh hoạt, kinh nghiệm sống của cá. nhân được quy định bởi nội dung của các quan hệ xã hội cụ thể hình thành trong gia đình; môi trường bạn bè ừong tập thể lao động haý học tập.Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân thân con người. Trong quá trình đánh giá nhân thân con người cần phải chú ý đến đặc điểm sinh học và tâm lí. Con người cũng là sản phẩm của xã hội cho nên khi đánh giá con người không được bỏ qua những hiện tượng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của nhân thân.

Các quan hệ xã hội và các đặc điểm sinh học, tâm lí luôn luôn gắn liên với nhau và tác động qua lại. Con người khi sinh ra là cơ thể sinh vật, trong quá trình sống, khi tham gia vào hoạt động thực tiễn của xã hội, con người đã trở thành cá nhân mang nhân cách nhất định. Xử sự của con người ừong xã hội là biểu hiện của sự nhận thức xã hội chứ không phải do tác động cùa bản năng sinh vật. Do vậy, trong khi nghiên cứu nhân thân con người, chúng ta cân tránh quan điêm tâm lí hoá khái niệm nhân thân cho rằng nhân thân là tổng hợp các đặc điểm tâm lí và không có liên quan gì đến địa vị, chức năng và vai trò xã hội. Ngược lại, chúng ta cũng không được tuyệt đổi hoá chức năng và vai trò xã hội mà bỏ qua các đặc điểm sinh học, tâm lí của con người.

Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét