Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

KHÁI NIỆM CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

KHÁI NIỆM CỦA TỘI PHẠM (Phần 2)

+ Nguyên nhân thứ yếu làm phát sinh tội phạm là những nhân tố chỉ đỏng vai trò hạn chế trong việc làm phát sinh tội phạm và những nhân tố này chiếm tỉ trọns không đáng kể trong tổng sô cấc nhan tố làm phát sinh tội phạm.
*Căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống và nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội.
+ Nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống là tổng hợp các nhân tố tiêu cực được hình thành từ môi trường sống của cá nhân có thể tác động, ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định mà từ đó làm phát sinh tội phạm. Vỉdụ như các nhân tố: môi trường gia đình không hoàn thiện, môi trường noi cư trú có nhiều tệ nạn xã hội...
+ Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội là tổng hợp những nhân tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng, dẫn đển việc làm phát sinh tội phạm eủa người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực này có thể là các yếu tố thuộc về sinh học, tâm lí, xã hội-nghề nghiệp của người phạm tội.
* Căn cứ vào lĩnh vực hình thành nguyên nhân, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành các nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân về kinh tế-xã hội: Đây là những nhân tố thuộc về lĩnh vực kinh tế-xã  hội có thể tác động làm phát sinh tội phạm như tình trạng thất nghiệp, đỏi nghèo, tác động của quá trình đô thị và công nghiệp hoá, tác động của quá trình di dân...
+Nguyên nhân về văn hoá, giáo dục: Đây là những nhân tố hạn chế trong quá trình quản I triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về văn hoá, giáo dục có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh tội phạm. Vỉ dụ: Nhà trường chưa coi trọng việc giáo dục các em gái biết cách tự bào vệ bản thân nhàm ngăn chặn hiệu quả tội phạm tình dục.
+ Nguyên nhân về tổ chức quản lí: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lí trong lĩnh vực nhất định. Thuộc về nguyên nhân này cố thể là các nhân tổ như: buông lỏng quản lí, đùn đẩy ừách nhiệm, không hợp tác trong giải quyết vụ việc)...

+ Nguyên nhân về chính sách, pháp luật: Đây có thể là một số thiếu sót, bất cập của chính sách, pháp luật có thể tác động, ảnh hường làm phát sinh tội phạm. Vỉ dụ như quy định về giải phóng mặt bằng, đền bù đất nông nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi dụng sơ hở cụa pháp luật để đền bù không thoả đáng cho một số hộ dân dẫn đến những người này có phản ứng tiêu cực là chống người thi hành công vụ.
Xem thêm : Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét