Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 6)


Những phân tích trên cho thấy đã có đủ cợ sở thực tiễn khoa học để khẳng định tội phạm học có đối tượng nghiên cứu độc lập, đó là tội phạm hiện thực với ý nghĩa lậ hiện tượng xã hội số lớn vạ cập hiện tượng, quá trình liên quan-trực tiếp đến tội phạm hiện thực thuộc về nguyên nhân cùa tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm thể hiện sự phản ứng xã hội đối với tội phạm hiện thực. Tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực cũng cộ thể được coi như đối tượng nghiên cứu cụ thể hay bộ phận của tổng thể đối tượng nghiên cứu của tội phạm học mà trước tiên thuộc về nó là hiện thực xã hội bao quanh các hiện tượng xầ hội ỉà tội phạm, ơiữa chúng có mối ỉiên hệ chặt chẽ với nhau.
Trong một số định nghĩa về tội phạm học đã nêu đã đề cập đến tính mục đích của tội phạm học. Tội phạm học nghiên cứu tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực là nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học đã cho thấy, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học luôn hướng tới và phục vụ cho mục đích phòng ngừa tội phạm.
Những viện dẫn và phân tích nêu trên cũng đã làm rõ những đặc điểm khoa học cùa tội phạm học. Tội phạm học không phải là khoa học đơn ngành mà là khoa học liên ngành và là khoa học thực nghiệm.(1) Những tri thức khoa học hợp thành tội phạm học được đúc kết từ các kết quà nghiên cứu 1 là những kinh nghiệm từ quan sát, tìm hiểu về tội phạm ừong thực tế như là hiện tượng xã hội, nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm - không thể không dựa vào các ngành khoa học thực nghiệm liên quan đến con người và xã hội, đặc biệt là tâm lí học và xã hội học. Đúng như một học giả đã khẳng định: Tội phạm học không thể xuất hiện mà không có các khoa học liên quan.(2)
Trên cơ sở kế thừa được quan niệm truyền thống mà vẫn phù hợp với sự phẩt triển của tội phạm học hiện đại và đảm bảo sự
(1).Được coi là những khóa học thực nghiệm hay khoa học kinh nghiệm là những ngành khoa học mả trong đỏ những đổi tượng và những sự việc của thế giới, ví dụ như các hành tinh, động vật, các phương thức hành vi cùa con người được nghiên cứu qua thực nghiệm (thí nghiệm), quan sát lĩnh vực hay thăm dò ý kiến. Xem: Phán biệt giữa các khoa học thực nghiệm và các khoa học không thực nghiệm, http://de.wikipedia.org/wiki/Empirie
(2). Xem: Hans-Dieter Schwind, Kriminologie: Eine praxisorìeiuìerte Ein/uehrung mit Beispielen, Sđd., tr. 9.
Thống nhất tương đối với các quan niệm khác nhau hiện nay về tội phạm học, có thể đưa ra định nghĩa về tội phạm học như sau:
Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.

Tóm lại, định nghĩa nêu trên đã bao quát các đặc điểm cơ bản của tội phạm học. Thứ nhất là đặc điểm về đối tượng nghiên cứu độc lập cùa tội pham học, bao gồm tội phạm hiện thực, nguyêrr nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực; Thứ hai là đặc điểm về khoa học liên ngành cửa tội phạm học; Thứ ba là đặc điểm về khoa học thực nghiệm hay cũng có thể gọi là đặc đĩểm về phương pháp nghiên cứu thực nghiệm của tội phạm học. Thứ tư là đặc điếm về mục đích phòng ngừa tội phạm của tội phạm học. Đây là những đặc điểm để phân biệt tội phạm học với các ngành khoa học khác, đặc biệt là các khoa học có liên quan đến tội phạm.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất :thủ tục mua nhà đấtthủ tục mua nhà đất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét