Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 4)



Nguyên nhân cùa tội phạm cũng đã được khẳng định là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học trong hầu hết các định nghĩa về tội phạm học nêu trên. Lịch sử phát triển của tội phạm học cho thấy, nguyên nhân của tội phạm được nghiên cứu từ phía xã hội và từ phía người phạm tội và từ mỗi phía lại được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, như từ phía người phạm tội được nghiên cứu từ góc độ sinh lí và tâm lí... Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân đều được nghiệm chứng trong thực tiễn và tạo cơ sở cho việc hình thành những hệ thống tri thức, quan điểm khác nhau về nguyên nhân của tội phạm hay còn được gọi là các học thuyết trong tội phạm học. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học trên thế giới cũng có thể được coi là lịch sừ hình thành và phát triển các học thuyết về nguyên nhân của tội phạm.
Kiểm soát tội phạm cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Điều này được khẳng định rất sớm trong lịch sử phát triển tội phạm học cũng như thể hiện trong hầu hết các định nghĩa về tội phạm học đã được đưa ra.
Khái niệm kiểm soát tội phạm bắt nguồn từ khái niệm kiểm soát xã hội(2) - khái niệm của xã hội học và kiểm soát tội phạm 1 2
(1).Ngay ờ đầu thế ki XX, nhà tội phạm học người Mỹ - Ewin H. Sutherland đã khẳng định kiêm soát tội phạm là một trong 3 lĩnh vực cơ bàn của tội phạm học, bao gồm: Xâ hội học pháp luật; phân tích khoa học các nguyên nhăn cùa tội phạm và kiểm soát tội phạm. Học thuyết về kiêm soát xã hội cũng đã dược hình thành. Xem: Sutherland, Principles of Criminology, tr. 1.
(2). Để hiểu rõ hơn về kiểm soát xã hội có thể tham khảo đoạn giải thích sau: “Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát sẽ khuôn các hành vi cá nhân, các nhóm vào khuôn mẫu dã dược xâ hội thừa nhận là đúng, cần phải làm theo. Kiếm soát xã hội sẽ dùng các chế tài tiêu cực đầy các hành vi lệch lạc vào khuôn phép hay vào một trật tự” (GS. Phạm Tất Dong 1TS. Lê Ngọc Hùng đồng chủ biên), Xã hội học, Nxb. Giáo dục. 2007, tr. 194).

Kiểm soát tội phạm(1) có thể được hiểu chung nhất là hệ thống tổng thể các công cụ, các cơ quan tổ chức và các quá trình mà với hệ thống này việc phản ứng xã hội đối với việc thực hiện tội phạm được thực hiện.(2) Xét về cấu trúc có hai yếu tố hợp thành hệ thống kiểm soát tội phạm, đó là các chuẩn mực xã hội dưới dạng các quy định pháp luật (trong đó quy định của pháp luật hình sự là bộ phận quan trọng) và các phản ứng khác nhau bằng các chế tài tiêu cực đối với việc thực hiện tội phạm (ví dụ ở Việt Nam là phản ứng của Nhà nước thông qua các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án hình sự). Vì vậy cũng có thể coi kiểm soát tội phạm là quá trình lựa chọn và thực hiện các phản ứng khác nhau đối với việc thực hiện tội phạm.


Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất :thủ tục chia tách sổ đỏsang tên sổ đỏ cần làm gì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét