Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

NỘI DUNG CỦA TỘI PHẠM HỌC (PHẦN 3)


Phần IV. Phản ứng (kiểm soát) đối với hành vi phạm tội   
Chương 15. Tội phạm học và chính sách xã hội
Xem: Frank Schmalleger, Criminology Today, Sđd., cụốn sách này được dùng phổ biến trong các trường có đạo luật ở Mỹ.
Chương 16. Những phương hướng trong tương lai
Tiếp theo có thể viện dẫn những nội dung của tội phạm học được thể hiện trong cuốn sách về tội phạm học được dùng phổ biển trong các cơ sờ đào tạo luật ở CHLB Đức. Đó là cuồn sách “Tội phạm học” của tác giả Bemd-Dieter Meier. (2) Những nội dung sau đã được đề cập:
1.Đối tượng và sự quan tâm nhận thức của tội phạm học
2.Sự phát triển và trạng thái hiện tại của tội phạm học
3.Các học thuyết tội phạm học
4.Các phương pháp nghiên cứu tội phạm học
5.Mức độ, cơ cấu và diễn biến của tội phạm đã được thống kê
6.Nhân thân người phạm tội và nguyên nhân về tiểu sử xã hội
7.Những vấn đề của dự báo về tội phạm trong tương lai
8.Nạn nhân của tội phạm và nạn nhân hoá
9.Kiểm soát tội phạm
10.Phòng ngừa tội phạm
11.Tội phạm về kinh tế
12.Tội phạm và truy cứu hình phạt ở châu Âu.
Ở Việt Nam, một số giáo trình hoặc sách về tội phạm học đã đề cập thống nhất đến các nội dung sau của tội phạm học:
1.Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học
2.Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học
(1).Xem: Bemd-Dieter Meier, Kriminologie, Sđd.
(2)Xem: GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình tội phạm học, Sdd.; GS.TS. Nguyễn
Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Sđd.
3.Phương pháp nghiên cứu tội phạm học
4.Tinh hình tội phạm
5.Nguyên nhân của tội phạm
6.Nhân thân người phạm tội
7.Dự báo tội phạm
8.Phòng ngừa tội phạm
9.Phòng ngừa một sổ loại hoặc nhóm tội phạm cụ thể.
Nội dung của tội phạm học được đề cập trong các sách hoặc giáo trình về tội phạm học nêu trên tuy có khác nhau ở khía cạnh nhất định song đã phản ánh quan điểm tương đối thống nhất của các học giả khác nhau trên thế giới về nội dung cơ bản của tội phạm học. Từ đây có thể rút ra kết luận chung rằng tội phạm học cố nội dung bao gồm hai loại vẩn đề: Thứ nhất là các vấn đề lí luận chung về tội phạm học và tội phạm hiện thực; Thứ hai là các vấn đề cụ thể về các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm.
Phần các vấn đề về lí luận chung hay cồn được gọi là phần tội phạm học đại cương bao gồm:
Khái niệm và nhiệm vụ cua tội phạm học;
Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học;
Phương pháp nghiên cứu tội phạm học;
Tình hình tội phạm;
Nguyên nhân của tội phạm;
Dự báo tội phạm;
Nạn nhân của tội phạm;
Kiểm sọát tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm.
Phần gốc vấn đề cụ thể hay còn được gọi là phần tội phạm học cụ thể hay tội phạm học của các tội phạm hoặc nhóm tội phạm cụ thể, bao gồm các nội dung về tình hình hoặc phòng ngừa tội phạm các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm cụ thể.
Nội dung của tội phạm học với tư cách là một khoa học đương nhiên sẽ quy định nội dung của môn học - tội phạm học. Theo đó nội dung của môn học tội phạm học cũng bao gồm hai phần: Tội phạm học đại cương và tội phạm học cụ thê.

Trong giáo trình “Tội phạm học” này hầu hết các vấn đề chung của tội phạm học đại cương sẽ được đề cập, riêng vấn đề dự báo tội phạm sẽ được bổ sung sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét