Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

NHIỆM VỤ CỦA TỘI PHẠM HỌC


Tội phạm học có hai nhiệm vụ cơ bản, đó là nhiệm vụ nghiên cửu thực nghiệm và nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng của tội phạm học với nghĩa là khoa học liên ngành, thực nghiệm.
 Các nhà tội phạm học theo đuổi nhiệm vụ này không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, hệ thống, kiểm chứng các dữ liệu, kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ góc độ các ngành khoa học khác nhau về hiện thực xã hội của tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và thực tiễn kiểm soát tội phạm (ví dụ các kết quả nghiên cứu nguyên nhân cùa tội phạm từ góc độ tâm lí học, tâm thần học, xã hội học) mà còn phải phân tích và lí giải về nguyên nhân, các mổi liên hệ và cơ cấu của các đối tượng nghiên cứu trên cơ sở gắn kết liên ngành các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Qua đó, những tri thức thực nghiệm được tích lũy và củng cổ, tạo thành hệ thống tri thức, học thuyết khác nhau tồn tại trong lịch sừ phát triển tội phạm học.
Kho tàng tri thức thực nghiệm có được do thực hiện nhiệm vụ này ngày một phát triển và trở thành những kiến thức cơ bản hay nền tàng của tội phạm học. Do đó, nhiệm vụ này cũng có thể được gọi là nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của tội phạm học.

Nhiệm vụ nghiên củu ứng dụng là nhiệm vụ thứ hai của tội phạm học nhưng cố ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc đưa ra những định hướng, giải pháp vận dụng những tri thức khoa học cơ bản của tội phạm học vào hoạt động thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện trong các lĩnh vực mà tri thức thực nghiệm cùa tội phạm học cần được mở rộng, phát triển và vận dụng để đưa ra những giải pháp hoặc kết luận có giá trị thực tiễn. Nhiệm vụ nghiên cứu ímg dụng được thực hiện trước tiên phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm; dự báo tội phạm; hoặc thông qua nghiên cửu về tác dụng và hiệu quả phòng ngừa của hình phạt; nghiên cứu về việc ưở thành nạn nhân của tội phạm và bảo vệ nạn nhân của tội phạm... Những phạm vi hoặc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng quan ừọng của tội phạm học thường là những phạm vi hoặc lĩnh vực mà các cơ quan tư pháp hình sự có nhu cầu lớn nhất về những thông tin được khai thác từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để cỏ thể ban hành được các quyết định hợp lí và hiệu quả nhàm phòng ngừa tội phạm. Những kết quả đem lại do thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng của các nhà tội phạm học ngày càng được phát triền, mang lại lợi ích thiết thực cho công tác phòng ngừa tội phạm và nhờ đỏ tội phạm học ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét